Đối tượng tuyển sinh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số gồm những đối tượng nào?
Đối tượng tuyển sinh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số gồm những đối tượng nào?
Khoản 1 Điều 5 Quy định việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BGDĐT quy định về đối tượng tuyển sinh trong đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số như sau:
Đối tượng tuyển sinh, hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và kiểm tra, đánh giá
1. Đối tượng tuyển sinh:
a) Tuyển sinh vào học chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số: Công dân Việt Nam có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên hoặc bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; nói được tiếng dân tộc thiểu số của chương trình đào tạo. Ưu tiên tuyển sinh đối với người dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm thường trú ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
b) Tuyển sinh vào học chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số: Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số; cán bộ, công chức, viên chức và sĩ quan, chiến sĩ trong lực lượng công an, quân đội đang công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
...
Theo quy định nêu trên, đối tượng tuyển sinh trong đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số gồm:
- Đối với tuyển sinh vào học chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số:
+ Công dân Việt Nam có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên hoặc bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
+ Nói được tiếng dân tộc thiểu số của chương trình đào tạo.
+ Ưu tiên tuyển sinh đối với người dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm thường trú ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
- Đối với tuyển sinh vào học chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số:
+ Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số;
+ Cán bộ, công chức, viên chức và sĩ quan, chiến sĩ trong lực lượng công an, quân đội đang công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số tại các cơ sở giáo dục?
Khoản 2 Điều 5 Quy định việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BGDĐT quy định về hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số như sau:
Đối tượng tuyển sinh, hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và kiểm tra, đánh giá
...
2. Hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng:
a) Tổ chức đào tạo theo hình thức tập trung đối với chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số;
b) Tổ chức bồi dưỡng theo hình thức tập trung, bán tập trung hoặc từ xa đối với chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.
3. Kiểm tra, đánh giá: Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số tổ chức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ để đánh giá quá trình học tập của học viên; mỗi cụm bài (khoảng 30 - 45 tiết) phải có bài kiểm tra thường xuyên, bài kiểm tra định kỳ được quy định trong chương trình chi tiết.
...
Theo đó, việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số được thực hiện dưới các hình thức như sau:
- Tổ chức đào tạo theo hình thức tập trung đối với chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số;
- Tổ chức bồi dưỡng theo hình thức tập trung, bán tập trung hoặc từ xa đối với chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.
Đối tượng tuyển sinh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số gồm những đối tượng nào? (Hình từ Internet)
Trong đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số, việc xếp loại kết quả học tập được thực hiện như thế nào?
Khoản 2 Điều 6 Quy định việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BGDĐT quy định về việc xếp loại kết quả học tập đối với học viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số như sau:
Đánh giá, xếp loại và bảo lưu kết quả học tập
1. Học viên có điểm thi cuối khóa từ 5,0 trở lên thì được đánh giá hoàn thành chương trình.
2. Xếp loại kết quả học tập được ghi trong chứng chỉ cấp cho học viên căn cứ vào điểm trung bình chung toàn khóa đã quy về thang điểm 10 (điểm kiểm tra thường xuyên có hệ số 1, điểm kiểm tra định kỳ có hệ số 2, điểm thi cuối khóa có hệ số 3). Xếp loại cụ thể như sau:
a) Điểm trung bình chung toàn khóa đạt từ 8,0 đến 10 điểm, xếp loại: Giỏi;
b) Điểm trung bình chung toàn khóa đạt từ 6,5 đến dưới 8,0 điểm, xếp loại: Khá;
c) Điểm trung bình chung toàn khóa đạt từ 5,0 đến dưới 6,5 điểm, xếp loại: Trung bình.
3. Học viên có điểm thi cuối khóa dưới 5,0 thì được bảo lưu các điểm kiểm tra thường xuyên, định kỳ và được phép thi lại 01 lần để đánh giá hoàn thành chương trình.
Theo đó, việc xếp loại kết quả học tập được ghi trong chứng chỉ cấp cho học viên căn cứ vào điểm trung bình chung toàn khóa đã quy về thang điểm 10 (điểm kiểm tra thường xuyên có hệ số 1, điểm kiểm tra định kỳ có hệ số 2, điểm thi cuối khóa có hệ số 3). Xếp loại cụ thể như sau:
+ Điểm trung bình chung toàn khóa đạt từ 8,0 đến 10 điểm, xếp loại: Giỏi;
+ Điểm trung bình chung toàn khóa đạt từ 6,5 đến dưới 8,0 điểm, xếp loại: Khá;
+ Điểm trung bình chung toàn khóa đạt từ 5,0 đến dưới 6,5 điểm, xếp loại: Trung bình.
*Lưu ý: Thông tư 09/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 03/06/2023
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tuyển sinh Đại học có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?