Năm 2023 mức phí bảo hiểm đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ là bao nhiêu?
Trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản thì số tiền bảo hiểm được thỏa thuận như thế nào?
Tại Điều 5 Nghị định 23/2018/NĐ-CP có quy định số tiền bảo hiểm tối thiểu như sau:
Số tiền bảo hiểm tối thiểu
1. Số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tối thiểu là giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của các tài sản quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
2. Trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản thì số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do các bên thỏa thuận như sau:
a) Đối với các tài sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định này: Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền của tài sản theo giá trị còn lại hoặc giá trị thay thế của tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
b) Đối với các tài sản quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này: Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền của tài sản căn cứ theo hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc các tài liệu có liên quan.
Tại Điều 4 Nghị định 23/2018/NĐ-CP có quy định đối tượng bảo hiểm như sau:
Đối tượng bảo hiểm
1. Đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, bao gồm:
a) Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị.
b) Các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm).
2. Đối tượng bảo hiểm và địa điểm của đối tượng bảo hiểm phải được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.
Như vậy, trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản thì số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do các bên thỏa thuận như sau:
Đối với tài sản là nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị thì số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền của tài sản theo giá trị còn lại hoặc giá trị thay thế của tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
Đối với các tài sản các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm) thì số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền của tài sản căn cứ theo hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc các tài liệu có liên quan.
Năm 2023 mức phí bảo hiểm đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Năm 2023 mức phí bảo hiểm đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ là bao nhiêu?
Tại điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định 23/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 97/2021/NĐ-CP có quy định mức phí bảo hiểm cháy nổ như sau:
Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm
1. Mức phí bảo hiểm
Mức phí bảo hiểm quy định tại Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này được áp dụng đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ nêu tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này, cụ thể như sau:
...
b) Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm từ 1.000 tỷ đồng trở lên (trừ cơ sở hạt nhân): Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận mức phí bảo hiểm trên cơ sở được doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm chấp thuận. Trong mọi trường hợp, mức phí bảo hiểm không được thấp hơn mức phí bảo hiểm tương ứng với 1.000 tỷ đồng nhân (x) tỷ lệ phí bảo hiểm quy định tại khoản 1 Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này"
...
Như vậy, mức phí bảo hiểm cháy nổ đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm từ 1.000 tỷ đồng trở lên sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận trên cơ sở được doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm chấp thuận.
Trong mọi trường hợp, mức phí bảo hiểm không được thấp hơn mức phí bảo hiểm tương ứng với 1.000 tỷ đồng nhân (x) tỷ lệ phí bảo hiểm.
Tải phụ lục I ban hành kèm Nghị định 97/2021/NĐ-CP tại đây:
Mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc mà không đúng mức phí bảo hiểm thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Tại điểm a khoản 1 Điều 49 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm quy định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc như sau:
Vi phạm quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc không đúng nguyên tắc, mức phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật;
b) Không cấp hoặc cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc không đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi cơ sở thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc mà không mua theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không trích nộp phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc để đóng góp kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
...
Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, người mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc mà không đúng mức phí bảo hiểm thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Mức xử phạt vi phạm trên là mức phạt áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Mức phạt đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?