Vụ Pháp chế thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường được làm việc theo chế độ nào?
Vụ Pháp chế thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường được làm việc theo chế độ nào?
Khoản 4 Điều 3 Quyết định 788/QĐ-BTNMT năm 2023 quy định về cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc của Vụ Pháp chế của Bộ Tài nguyên và Môi trường như sau:
Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc
1. Lãnh đạo Vụ Pháp chế có Vụ trưởng, không quá 03 Phó Vụ trưởng và các công chức chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Vụ; ban hành quy chế làm việc và điều hành hoạt động của Vụ; ký các văn bản về chuyên môn, nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao và các văn bản khác theo phân công hoặc ủy quyền của Bộ trưởng.
3. Phó Vụ trưởng giúp việc Vụ trưởng, chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
4. Vụ Pháp chế làm việc theo chế độ thủ trưởng kết hợp chế độ chuyên viên. Vụ trưởng phân công nhiệm vụ đối với công chức phù hợp với chức danh, tiêu chuẩn và năng lực chuyên môn để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Theo quy định nêu trên, Vụ Pháp chế thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có là cơ quan Vụ Pháp chế làm việc theo chế độ thủ trưởng kết hợp chế độ chuyên viên.
Chế độ làm việc của Vụ Pháp chế được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Chức năng của Vụ Pháp chế thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường là gì?
Theo Điều 1 Quyết định 788/QĐ-BTNMT năm 2023, Vụ Pháp chế là tổ chức hành chính trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực hiện các chức năng như:
- Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường, bao gồm
+ Tổ chức xây dựng pháp luật;
+ Rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật;
+ Phổ biến, giáo dục pháp luật;
+ Theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
+ Kiểm tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
+ Pháp luật quốc tế và hợp tác quốc tế về pháp luật;
+ Giám định tư pháp;
+ Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;
+ Bồi thường Nhà nước.
- Tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu.
Vụ Pháp chế thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ gì trong pháp luật quốc tế và hợp tác quốc tế về pháp luật?
Khoản 9 Điều 2 Quyết định 788/QĐ-BTNMT năm 2023 quy định về nhiệm vụ của Vụ Pháp chế của Bộ Tài nguyên và Môi trường về pháp luật quốc tế và hợp tác quốc tế về pháp luật như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
9. Về pháp luật quốc tế và hợp tác quốc tế về pháp luật:
a) Tham gia, có ý kiến về mặt pháp lý trong đàm phán, ký kết, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập, bảo lưu, hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, gia hạn và nội luật hóa các điều ước quốc tế trong các lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo phân công của Bộ trưởng;
b) Thẩm định về pháp lý đối với các thỏa thuận quốc tế mà Bộ hoặc các đơn vị trực thuộc Bộ là một bên trước khi ký kết;
c) Chủ trì, phối hợp giải quyết tranh chấp trong quá trình thực hiện các điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế thuộc các lĩnh vực quản lý của Bộ;
d) Làm đầu mối thông báo và hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ và các hiệp định thương mại tự do theo phân công của Bộ trưởng;
đ) Thẩm định về pháp lý đối với các chương trình, dự án hợp tác quốc tế có toàn bộ hoặc một phần nội dung về xây dựng pháp luật; tổng hợp, kiểm tra công tác hợp tác quốc tế về pháp luật của Bộ.
...
Theo đó, trong lĩnh vực về pháp luật quốc tế và hợp tác quốc tế về pháp luật, Vụ Pháp chế của Bộ Tài nguyên và Môi trường có các nhiệm vụ sau:
- Tham gia, có ý kiến về mặt pháp lý trong đàm phán, ký kết, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập, bảo lưu, hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, gia hạn và nội luật hóa các điều ước quốc tế trong các lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Thẩm định về pháp lý đối với các thỏa thuận quốc tế mà Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường là một bên trước khi ký kết;
- Chủ trì, phối hợp giải quyết tranh chấp trong quá trình thực hiện các điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế thuộc các lĩnh vực quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Làm đầu mối thông báo và hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các hiệp định thương mại tự do theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Thẩm định về pháp lý đối với các chương trình, dự án hợp tác quốc tế có toàn bộ hoặc một phần nội dung về xây dựng pháp luật; tổng hợp, kiểm tra công tác hợp tác quốc tế về pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay từ 1000 km đến dưới 1280 km năm 2025?
- Tải toàn bộ Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT?