Công ty bảo hiểm có được tự ý hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm với khách hàng?
- Công ty bảo hiểm có được tự ý hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm với khách hàng không?
- Công ty bảo hiểm có được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm của khách hàng không?
- Hợp đồng bảo hiểm được giao kết do bị lừa dối vì công ty bảo hiểm cố ý cung cấp sai sự thật thì hợp đồng bảo hiểm có bị vô hiệu không?
Công ty bảo hiểm có được tự ý hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm với khách hàng không?
Căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 20 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài như sau:
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có các quyền sau đây:
a) Thu phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
b) Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực mọi thông tin có liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;
c) Hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 2 Điều 22 hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm quy định tại Điều 26 của Luật này;
d) Từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
..
Và tại khoản 2 Điều 22 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định về trách nhiệm và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin như sau:
Trách nhiệm và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin
...
2. Trường hợp bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp không đầy đủ thông tin hoặc cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được bồi thường, trả tiền bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm và phải hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm sau khi trừ đi các chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài (nếu có).
Như vậy, công ty bảo hiểm có chỉ quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm của khách hàng trong trường bên mua bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin, cụ thể như sau:
- Trường hợp bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp không đầy đủ thông tin hoặc cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được bồi thường, trả tiền bảo hiểm
- Công ty bảo hiểm không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm
- Công ty bảo hiểm phải hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm sau khi trừ đi các chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
- Bên mua bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài (nếu có).
Công ty bảo hiểm có được tự ý hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm với khách hàng không? (Hình từ Internet)
Công ty bảo hiểm có được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm của khách hàng không?
Căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 20 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định về quyền và nghĩa vụ của công ty bảo hiểm như sau:
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có các quyền sau đây:
a) Thu phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
b) Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực mọi thông tin có liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;
c) Hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 2 Điều 22 hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm quy định tại Điều 26 của Luật này;
d) Từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
….
Và tại Điều 26 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng như sau:
Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hoặc bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp sau đây:
1. Bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận hoặc sau thời gian gia hạn đóng phí;
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, bên mua bảo hiểm không chấp nhận yêu cầu về thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm quy định tại Điều 23 của Luật này;
3. Người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm quy định tại khoản 3 Điều 55 của Luật này;
4. Bên mua bảo hiểm không đồng ý chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 4 Điều 92 của Luật này.
Như vậy, công ty bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm của khách hàng trong trường hợp sau:
- Bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận hoặc sau thời gian gia hạn đóng phí;
- Công ty bảo hiểm bảo hiểm, bên mua bảo hiểm không chấp nhận yêu cầu về thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm
- Người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm
- Bên mua bảo hiểm không đồng ý chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm được giao kết do bị lừa dối vì công ty bảo hiểm cố ý cung cấp sai sự thật thì hợp đồng bảo hiểm có bị vô hiệu không?
Căn cứ tại điểm h Điều 25 Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022 có quy định về hợp đồng bảo hiểm vô hiệu như sau:
Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu
1. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong trường hợp sau đây:
…
h) Hợp đồng bảo hiểm được giao kết do bị lừa dối, trừ trường hợp quy định tại Điều 22 của Luật này;
i) Hợp đồng bảo hiểm được giao kết do bị đe dọa, cưỡng ép;
k) Bên mua bảo hiểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;
l) Hợp đồng bảo hiểm không tuân thủ quy định về hình thức quy định tại Điều 18 của Luật này.
Và tại khoản 3 Điều 22 Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022 có quy định về trách nhiệm và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin như sau:
Trách nhiệm và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin
…
3. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cố ý không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm, được hoàn lại phí bảo hiểm đã đóng. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm (nếu có).
Như vậy, hợp đồng bảo hiểm được giao kết do bị lừa dối vì công ty bảo hiểm cố ý cung cấp sai sự thật thì không thuộc trường hợp hợp đồng vô hiệu, mà thuộc trường hợp hủy bỏ hợp đồng. Cụ thể như sau:
- Bên mua bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm
- Bên mua bảo hiểm được hoàn lại phí bảo hiểm đã đóng
- Công ty bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm (nếu có).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công ty bảo hiểm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Những bài học kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày thành lập Đảng đến nay (03/2/1930 - 03/2/2025) theo Kế hoạch 175?
- Chính sách trọng dụng người có phẩm chất năng lực nổi trội đối với cán bộ công chức viên chức theo Nghị định 178?