Mức vay vốn tối đa từ Quỹ Quốc gia về việc làm đối với hộ kinh doanh và người lao động là bao nhiêu?
Quỹ Quốc gia về việc làm được sử dụng cho những hoạt động nào?
Căn cứ tại Điều 20 Nghị định 61/2015/NĐ-CP có quy định về sử dụng Quỹ quốc gia về việc làm như sau:
Sử dụng Quỹ quốc gia về việc làm
Quỹ quốc gia về việc làm (sau đây gọi chung là Quỹ) được sử dụng cho các hoạt động sau đây:
1. Cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động để tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm;
2. Cho vay ưu đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Như vậy, Quỹ quốc gia về việc làm được sử dụng cho các hoạt động sau đây:
- Cho vay ưu đãi đối với:
+ Doanh nghiệp nhỏ và vừa
+ Hợp tác xã, tổ hợp tác
+ Hộ kinh doanh
+ Người lao động để tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm
- Cho vay ưu đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Mức vay vốn tối đa từ Quỹ Quốc gia về việc làm đối với hộ kinh doanh và người lao động là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 24 Nghị định 61/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 74/2019/NĐ-CP có quy định về mức vay như sau:
Mức vay
1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.
2. Đối với người lao động, mức vay tối đa là 100 triệu đồng.
3. Mức vay cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn.
Như vậy, mức vay vốn tối đa từ Quỹ Quốc gia về việc làm tối đa là 02 tỷ đồng/dự án, và không quá 100 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.
Mức vay vốn tối đa từ Quỹ Quốc gia về việc làm đối với hộ kinh doanh và người lao động là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Lãi suất vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm của Hộ kinh doanh là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 26 Nghị định 61/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 74/2019/NĐ-CP có quy định về lãi suất vay vốn như sau:
Lãi suất vay vốn
1. Đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật việc làm, lãi suất vay vốn bằng lãi suất vay vốn đối với hộ cận nghèo theo quy định pháp luật về tín dụng đối với hộ cận nghèo
2. Đối với đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 12 Luật Việc làm, lãi suất vay vốn bằng 50% lãi suất theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất vay vốn theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Như vậy, hộ kinh doanh vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm với lãi suất như sau:
- Lãi suất vay vốn bằng lãi suất vay vốn đối với hộ cận nghèo.
- Đối với hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số thì lãi suất vay vốn bằng 50% lãi suất vay vốn đối với hộ cận nghèo.
- Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất vay vốn đối với hộ cận nghèo.
Thời hạn vay vốn tối đa từ Quỹ Quốc gia về việc làm đối với hộ kinh doanh là bao lâu?
Căn cứ tại Điều 25 Nghị định 61/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 74/2019/NĐ-CP có quy định về thời hạn vay vốn như sau:
Thời hạn vay vốn
Thời hạn vay vốn tối đa 120 tháng. Thời hạn vay vốn cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn.
Như vậy, thời hạn vay vốn tối đa từ Quỹ Quốc gia về việc làm đối với hộ kinh doanh là 120 tháng. Thời hạn vay vốn cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?