Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được chủ động cung cấp sản phẩm bảo hiểm dưới các hình thức nào?

Cho hỏi doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được chủ động cung cấp sản phẩm bảo hiểm dưới các hình thức nào?

Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được chủ động cung cấp sản phẩm bảo hiểm dưới các hình thức nào?

Tại khoản 4 Điều 87 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định các hình thức cung cấp sản phẩm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài như sau:

Xây dựng, thiết kế, phát triển và cung cấp sản phẩm bảo hiểm
...
3. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải đăng ký và được Bộ Tài chính chấp thuận phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm xe cơ giới, trừ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được chủ động cung cấp sản phẩm bảo hiểm dưới các hình thức sau đây:
a) Trực tiếp;
b) Thông qua đại lý bảo hiểm hoặc môi giới bảo hiểm;
c) Thông qua đấu thầu;
d) Thông qua giao dịch điện tử;
đ) Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm quy định tại khoản 3 Điều này.
6. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm quy định tại khoản 3 Điều này và việc cung cấp sản phẩm bảo hiểm quy định tại khoản 4 Điều này.

Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được chủ động cung cấp sản phẩm bảo hiểm dưới các hình thức bao gồm:

- Trực tiếp;

- Thông qua đại lý bảo hiểm hoặc môi giới bảo hiểm;

- Thông qua đấu thầu;

- Thông qua giao dịch điện tử;

- Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được chủ động cung cấp sản phẩm bảo hiểm dưới các hình thức nào?

Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được chủ động cung cấp sản phẩm bảo hiểm dưới các hình thức nào? (Hình từ Internet)

Có bắt buộc doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tham gia đồng bảo hiểm phải có giấy phép thành lập không?

Tại khoản 2 Điều 89 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định trường hợp đồng bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài như sau:

Tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, đồng bảo hiểm, Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, quỹ rủi ro bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có thể chia sẻ rủi ro với các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, tổ chức bảo hiểm nước ngoài dưới hình thức tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm phải đạt kết quả xếp hạng của các tổ chức đánh giá tín nhiệm quốc tế và các điều kiện khác theo quy định của Chính phủ.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có thể đồng bảo hiểm trên cơ sở cùng thống nhất giao kết với bên mua bảo hiểm trên một hợp đồng bảo hiểm, trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài nhận phí bảo hiểm và bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo tỷ lệ đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tham gia đồng bảo hiểm phải là doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đã được cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định của Luật này.
3. Quỹ bảo hiểm xe cơ giới được hình thành từ nguồn đóng góp của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và các nguồn hợp pháp khác để thực hiện chi hỗ trợ nhân đạo và các hoạt động khác nhằm tăng cường thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Quỹ bảo hiểm xe cơ giới được quản lý tập trung; cơ chế quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm xe cơ giới thực hiện theo quy định của Chính phủ.
...

Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tham gia đồng bảo hiểm tại Việt Nam phải là doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đã được cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp bảo hiểm muốn thực hiện thuê ngoài một phần quy trình, hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm thì phải có nghĩa vụ gì?

Tại khoản 2 Điều 90 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định doanh nghiệp bảo hiểm muốn thực hiện thuê ngoài một phần quy trình, hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm cuối cùng và duy nhất đối với bên mua bảo hiểm và có các nghĩa vụ như sau:

- Xây dựng quy chế quản lý hoạt động thuê ngoài, trong đó có các quy định về phạm vi các hoạt động có thể thuê ngoài, khung đánh giá rủi ro liên quan, tiêu chí phê duyệt các hợp đồng thuê ngoài và điều kiện đối với bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật.

Quy chế quản lý hoạt động thuê ngoài phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm hoặc cấp có thẩm quyền của của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phê duyệt;

- Thiết lập quy trình thuê ngoài, quy trình quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thuê ngoài và thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm phòng ngừa, giảm thiểu và xử lý kịp thời rủi ro phát sinh từ việc thuê ngoài, đặc biệt là rủi ro liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm;

- Tạm dừng thực hiện, điều chỉnh hoặc chấm dứt hoạt động thuê ngoài trong trường hợp phát hiện hoạt động thuê ngoài có ảnh hưởng bất lợi đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm;

- Có phương án dự phòng bảo đảm hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn trong trường hợp bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài không thể thực hiện hoặc không thực hiện đúng trách nhiệm đối với hoạt động thuê ngoài theo quy định tại hợp đồng thuê ngoài;

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài trong quá trình thực hiện thỏa thuận thuê ngoài nhằm bảo đảm chất lượng, tiến độ thực hiện theo quy định tại hợp đồng thuê ngoài.

Bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài phải bảo đảm tự thực hiện tối thiểu 75% giá trị công việc nhận thuê ngoài;

Trường hợp thuê nhà thầu phụ thực hiện một phần công việc thì phải được sự đồng ý trước bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam và phải bảo đảm không làm thay đổi các trách nhiệm, nghĩa vụ của bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài;

- Bảo mật dữ liệu và thông tin của khách hàng theo quy định của pháp luật;

- Theo dõi, hạch toán tách biệt đối với hoạt động thuê ngoài.

Trân trọng!

Doanh nghiệp bảo hiểm
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Doanh nghiệp bảo hiểm
Hỏi đáp Pháp luật
Tuổi bảo hiểm là gì? Tuổi bảo hiểm được tính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm có được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Giám đốc doanh nghiệp bảo hiểm có được đồng thời làm việc cho doanh nghiệp bảo hiểm khác không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm mới nhất 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty TNHH bảo hiểm mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm có được mở 02 tài khoản giao dịch chứng khoán tại một công ty chứng khoán không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đăng ký thuế lần đầu của công ty kinh doanh bảo hiểm theo Thông tư 105 gồm những giấy tờ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng một phần vốn điều lệ để ký quỹ tại đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng tiền ký quỹ trong các trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc được điều chỉnh mức phí bảo hiểm tối đa bao nhiêu phần trăm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Doanh nghiệp bảo hiểm
Lương Thị Tâm Như
2,125 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Doanh nghiệp bảo hiểm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào