Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề có được thu học phí không?
- Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề có được thu học phí không?
- Người sử dụng lao động và người lao động có phải ký hợp đồng đào tạo nghề khi phát sinh nhu cầu đào tạo nghề không?
- Hợp đồng đào tạo giữa người lao động và người sử dụng lao động có thể giao kết bằng lời nói được không?
- Hợp đồng đào tạo nghề giữa người lao động và người sử dụng lao động phải bao gồm những nội dung gì?
Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề có được thu học phí không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 61 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động như sau:
Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động
1. Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
2. Tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc. Thời hạn tập nghề không quá 03 tháng.
3. Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không được thu học phí; phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
...
Như vậy, người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình thì không được thu học phí của người học nghề.
Người sử dụng lao động và người lao động có phải ký hợp đồng đào tạo nghề khi phát sinh nhu cầu đào tạo nghề không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 62 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động như sau:
Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề
1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
...
Như vậy, người sử dụng lao động và người lao động phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề khi:
- Người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài
- Từ kinh phí của người sử dụng lao động, kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề có được thu học phí không? (Hình từ Internet)
Hợp đồng đào tạo giữa người lao động và người sử dụng lao động có thể giao kết bằng lời nói được không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 39 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 có quy định về hợp đồng đào tạo như sau:
Hợp đồng đào tạo
1. Hợp đồng đào tạo là sự giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản về quyền và nghĩa vụ giữa người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, lớp đào tạo nghề, tổ chức, cá nhân với người học tham gia các chương trình đào tạo thường xuyên quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 40 của Luật này và trong trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp.
...
Như vậy, hợp đồng đào tạo có thể giao kết bằng lời nói giữa doanh nghiệp tuyển người đào tạo và người người lao động.
Hợp đồng đào tạo nghề giữa người lao động và người sử dụng lao động phải bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 62 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề như sau:
Hợp đồng đào tạo
...
2. Hợp đồng đào tạo phải có các nội dung sau đây:
a) Tên nghề đào tạo hoặc các kỹ năng nghề đạt được;
b) Địa điểm đào tạo;
c) Thời gian hoàn thành khóa học;
d) Mức học phí và phương thức thanh toán học phí;
đ) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng;
e) Thanh lý hợp đồng;
g) Các thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
...
Như vậy, hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động phải bao gồm những nội dung chính sau:
- Tên nghề đào tạo hoặc các kỹ năng nghề đạt được;
- Địa điểm đào tạo;
- Thời gian hoàn thành khóa học;
- Mức học phí và phương thức thanh toán học phí;
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng;
- Thanh lý hợp đồng;
- Các thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?