Trong xem xét miễn nhiệm cán bộ tại TPHCM, khi nào cán bộ bị xem là có uy tín giảm sút?
Khi nào cán bộ bị xem là có uy tín giảm sút để xem xét miễn nhiệm cán bộ?
Khoản 1 Điều 2 Quy định 1300-QĐ/TU năm 2023 quy định về miễn nhiệm cán bộ như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Miễn nhiệm” là việc cấp có thẩm quyền quyết định cho cán bộ thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm do không đáp ứng được yêu cầu công việc, uy tín giảm sút, có vi phạm nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật cách chức.
...
Khoản 6 Điều 2 Quy định 1300-QĐ/TU năm 2023 giải thích về uy tín giảm sút như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. “Tập thể lãnh đạo” là cơ quan lãnh đạo, quản lý, chỉ huy ở các tổ chức, cơ quan, đơn vị thực hiện chế độ lãnh đạo tập thể.
6. “Uy tín giảm sút” là khi cán bộ có một trong các trường hợp như sau:
a) Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
b) Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đến mức phải xử lý kỷ luật hình thức “cảnh cáo” trở lên.
c) Kết quả lấy phiếu tín nhiệm: nếu có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp (kể cả trường hợp lấy phiếu tín nhiệm đột xuất khi có chỉ đạo của cấp trên).
7. “Năng lực hạn chế, kết quả công tác không đáp ứng yêu cầu” thể hiện một trong các trường hợp sau:
...
Theo quy định nêu trên, cơ quan có thẩm quyền quyết định cho cán bộ thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm do không đáp ứng được yêu cầu công việc, uy tín giảm sút, có vi phạm nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật cách chức.
Trong đó, uy tín giảm sút được hiểu là việc cán bộ thực hiện các hành vi vi phạm gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân, cơ quan, đơn vị, cụ thể gồm các trường hợp như sau:
- Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
- Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa đến mức phải xử lý kỷ luật hình thức cảnh cáo trở lên.
- Kết quả lấy phiếu tín nhiệm có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp (kể cả trường hợp lấy phiếu tín nhiệm đột xuất khi có chỉ đạo của cấp trên).
Trong xem xét miễn nhiệm cán bộ tại TPHCM, khi nào cán bộ bị xem là có uy tín giảm sút? (Hình từ Internet)
Để tiến hành xem xét miễn nhiệm cán bộ đối với cán bộ tại TPHCM cần dựa trên những căn cứ nào?
Điều 5 Quy định 1300-QĐ/TU năm 2023 quy định các căn cứ để xem xét miễn nhiệm đối với cán bộ tại TPHCM như sau:
Căn cứ xem xét miễn nhiệm
1. Bị kỷ luật khiển trách hai lần trở lên trong cùng một nhiệm kỳ hoặc trong thời hạn bổ nhiệm.
2. Có trên 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định.
3. Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.
4. Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và cơ quan, đơn vị nơi đang công tác.
5. Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm tiêu chuẩn chính trị theo quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng đến mức phải miễn nhiệm.
Theo quy định nêu trên, các căn cứ được sử dụng để xem xét miễn nhiệm cán bộ tại TPHCM gồm:
- Bị kỷ luật khiển trách hai lần trở lên trong cùng một nhiệm kỳ hoặc trong thời hạn bổ nhiệm.
- Có trên 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định.
- Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.
- Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và cơ quan, đơn vị nơi đang công tác.
- Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm tiêu chuẩn chính trị theo quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng đến mức phải miễn nhiệm.
Viêc xem xét miễn nhiệm cán bộ tại TPHCM được thực hiện theo quy trình nào?
Điều 9 Quy định 1300-QĐ/TU năm 2023 thể hiện quy trình thực hiện xem xét miễn nhiệm cán bộ tại TPHCM như sau:
Quy trình xem xét miễn nhiệm, từ chức của cán bộ
1. Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm, từ chức, chậm nhất trong thời gian 10 ngày làm việc thì ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Thành ủy, các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Thành ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, Ban Thường vụ Thành Đoàn, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp thành phố hoặc Ban Tổ chức Thành ủy có trách nhiệm trao đổi với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý hiện đang công tác tại đơn vị mình và đề xuất Ban Thường vụ Thành ủy xem xét, quyết định (thông qua Ban Tổ chức Thành ủy).
2. Ban Thường vụ Thành ủy xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, cho từ chức trong thời gian 10 ngày làm việc; trường hợp cần thiết vì lý do khách quan thì kéo dài không quá 15 ngày làm việc.
3. Căn cứ quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy, các cơ quan có liên quan thực hiện quy trình, thủ tục theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy chế hoạt động của từng tổ chức.
Theo đó, quy trình xem xét miễn nhiệm cán bộ tại TPHCM được quy định như sau:
Bước 1: Chậm nhất trong thời gian 10 ngày làm việc Ban Tổ chức Thành ủy hoặc các cơ quan liên quan có trách nhiệm trao đổi với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý hiện đang công tác tại đơn vị mình và đề xuất Ban Thường vụ Thành ủy xem xét, quyết định miễn nhiệm cán bộ.
Bước 2: Ban Thường vụ Thành ủy xem xét, quyết định việc miễn nhiệm trong thời gian 10 ngày làm việc. Trường hợp cần thiết vì lý do khách quan thì kéo dài không quá 15 ngày làm việc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?