Không đăng ký phương tiện thủy nội địa gồm thuyền và canô bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Không đăng ký phương tiện thủy nội địa gồm thuyền và canô bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? Hồ sơ đăng ký hoạt động phương tiện thủy nội địa đang khai thác gồm những gì?

Không đăng ký phương tiện thủy nội địa gồm thuyền và canô bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Căn cứ tại khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định:

Vi phạm quy định về điều kiện hoạt động của phương tiện, đăng ký, đăng kiểm phương tiện
...
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
...
e) Không có Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện theo quy định; sử dụng giấy chứng nhận đăng ký phương tiện bị tẩy, xóa, sửa chữa hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định;
g) Không mang theo bản chính Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện hoặc bản sao có chứng thực và giấy xác nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực (đối với trường hợp phương tiện thế chấp) theo quy định;
h) Không đăng ký lại phương tiện theo quy định hoặc không khai báo để xóa tên phương tiện hoặc khai báo không đúng sự thật để đăng ký phương tiện theo quy định.

Tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền như sau:

Hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả
...
5. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, người điều khiển phương tiện thủy nội địa không có đăng ký phương tiện thủy nội địa khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính tùy theo loại phương tiện thủy nội địa mà mức phạt cũng là khác nhau, mức phạt tiền có thể lên đến 2.000.000 đồng.

Trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Đồng thời, đình chỉ hoạt động của phương tiện thủy nội địa tối đa 02 tháng.Không đăng ký phương tiện thủy nội địa gồm thuyền và canô bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Không đăng ký phương tiện thủy nội địa gồm thuyền và canô bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)

Hồ sơ đăng ký hoạt động phương tiện thủy nội địa đang khai thác?

Căn cứ tại khoản 1, khoản 2 Điều 11 Thông tư 75/2014/TT-BGTVT quy định:

Đăng ký phương tiện lần đầu đối với phương tiện đang khai thác trên đường thủy nội địa
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác đến cơ quan đăng ký phương tiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư này. Hồ sơ bao gồm:
1. Giấy tờ phải nộp để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện:
a) Đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 4 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 02 (hai) ảnh có kích thước 10 x 15 cm chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi;
c) Biên lai nộp lệ phí trước bạ (bản chính) đối với phương tiện thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ;
d) Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 3 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này đối với phương tiện không thuộc diện đăng kiểm.
2. Xuất trình bản chính các loại giấy tờ sau đây để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra:
a) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện còn hiệu lực đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm;
b) Hợp đồng cho thuê tài chính đối với trường hợp tổ chức cho thuê tài chính đề nghị được đăng ký phương tiện tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú của bên thuê.
3. Đối với phương tiện đang khai thác trước ngày 01/01/2005, thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Đối với phương tiện được đóng mới trong nước sau ngày 01/01/2005, ngoài việc thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, chủ phương tiện phải xuất trình thêm bản chính của hợp đồng mua bán phương tiện hoặc hợp đồng đóng mới phương tiện đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra, trừ trường hợp chủ phương tiện là cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa và phục hồi phương tiện được phép hoạt động theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, cá nhân sở hữu thuyền đã thực hiện khai thác và chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa cần phải lập hồ sơ đăng ký phương tiện thủy nội địa lần đầu với hai trường hợp:

Một là, đối với phương tiện đóng mới trong nước trước 01/01/2005, hồ sơ gồm có:

- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện còn hiệu lực đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm;

- Giấy phép hoặc tờ khai phương tiện nhập khẩu theo quy định của pháp luật đối với phương tiện được nhập khẩu;

- Hợp đồng mua bán phương tiện hoặc hợp đồng đóng mới phương tiện đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm;

- Giấy tờ chứng minh được phép hoạt động và có trụ sở tại Việt Nam đối với tổ chức nước ngoài hoặc giấy tờ chứng minh được phép cư trú tại Việt Nam đối với cá nhân nước ngoài;

Sau đó, cá nhân nộp lại cho cơ quan đăng ký phương tiện thủy nội địa các giấy tờ sau:

- Đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 2 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 75/2014/TT-BGTVT;

- 02 (hai) ảnh có kích thước 10 x 15 cm chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi;

+ Biên lai nộp lệ phí trước bạ (bản chính) đối với phương tiện thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ;

+ Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 3 - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 75/2014/TT-BGTVT.

Hai là, đối với phương tiện đóng mới trong nước sau 01/01/2005:

Hồ sơ cho phương tiện sau 01/01/2005 tương tự trường hợp trên, nhưng cần bổ sung bản chính của hợp đồng mua bán phương tiện hoặc hợp đồng đóng mới phương tiện đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra, trừ trường hợp chủ phương tiện là cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa và phục hồi phương tiện được phép hoạt động.

Cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng ký phương tiện thủy nội địa khai thác?

Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 75/2014/TT-BGTVT quy định:

Cơ quan đăng ký phương tiện
1. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và các Chi cục Đường thủy nội địa khu vực tổ chức, thực hiện đăng ký phương tiện mang cấp VR-SB của tổ chức, cá nhân.
2. Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện đăng ký phương tiện mang cấp VR-SB, phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa, phương tiện có sức chở trên 12 người của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đó.
3. Cơ quan quản lý giao thông cấp huyện thực hiện đăng ký phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 05 sức ngựa đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa bàn quản lý.
4. Cấp xã, phường, thị trấn:
a) Thực hiện đăng ký phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 01 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 05 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 05 người của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa bàn quản lý;
b) Tổ chức quản lý đối với phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc sức chở dưới 05 người hoặc bè khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải đảm bảo điều kiện an toàn theo quy định.
5. Cơ quan đăng ký quy định tại khoản 2 Điều này được tổ chức, thực hiện đăng ký phương tiện quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này; cơ quan đăng ký quy định tại khoản 3 Điều này được tổ chức, thực hiện đăng ký phương tiện quy định tại khoản 4 Điều này.

Như vậy, thẩm quyền thực hiện đăng ký phương tiện thủy nội địa lần đầu sẽ được phân cấp theo loại phương tiện thủy nội địa như sau:

- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và các Chi cục Đường thủy nội địa khu vực tổ chức, thực hiện đăng ký phương tiện mang cấp VR-SB của tổ chức, cá nhân.

- Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện đăng ký phương tiện mang cấp VR-SB, phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa, phương tiện có sức chở trên 12 người của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đó.

- Cơ quan quản lý giao thông cấp huyện thực hiện đăng ký phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 05 sức ngựa đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa bàn quản lý.

- Tại cấp xã, phường, thị trấn:

+ Thực hiện đăng ký phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 01 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 05 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 05 người của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa bàn quản lý;

+ Tổ chức quản lý đối với phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc sức chở dưới 05 người hoặc bè khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải đảm bảo điều kiện an toàn theo quy định.

Trân trọng!

Phương tiện thủy nội địa
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phương tiện thủy nội địa
Hỏi đáp Pháp luật
Thế nào là phương tiện thủy nội địa? Thứ tự ưu tiên khi tham gia giao thông đường thủy?
Hỏi đáp Pháp luật
Hiện nay có bao nhiêu vùng hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước? Bao nhiêu tuổi được lái phương tiện vui chơi, giải trí dưới nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Không đăng ký phương tiện thủy nội địa gồm thuyền và canô bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đăng ký phương tiện thủy nội địa lần đầu khi mua thuyền nhưng chưa khai thác như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Việc đăng ký phương tiện thủy nội địa được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Số đăng ký và kẻ số đăng ký trên phương tiện thủy nội địa được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Nhóm I phương tiện thủy nội địa có bao gồm phà có sức chở trên 50 khách không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phương tiện thủy nội địa
Đào Phương Nga
5,690 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào