Những đơn vị nào phải thực hiện báo cáo định kỳ hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại cấp huyện?
Những đơn vị nào phải thực hiện báo cáo định kỳ hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại cấp huyện?
Khoản 2 Điều 5 Thông tư 05/2023/TT-BYT (có hiệu lực từ 01/05/2023) quy định các đơn vị thực hiện báo cáo định kỳ hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại cấp huyện như sau:
Nội dung, đối tượng, quy trình báo cáo tại cấp huyện
1. Nội dung báo cáo:
a) Trạm y tế xã báo cáo theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này;
b) Các cơ quan, tổ chức có thực hiện hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo quý, báo cáo năm kết quả hoạt động can thiệp giảm tác hại, tư vấn xét nghiệm HIV, truyền thông phòng, chống HIV/AIDS, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế (Methadone), quản lý điều trị ARV, quản lý điều trị đồng nhiễm HIV, Lao và viêm gan C, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP), số lượng đối tượng nguy cơ cao theo các biểu mẫu tương ứng với từng hoạt động quy định tại Phụ lục 2 và Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đơn vị báo cáo:
a) Trạm y tế xã;
b) Các cơ quan, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện có thực hiện hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
3. Đơn vị nhận và tổng hợp báo cáo: Trung tâm Y tế cấp huyện là đơn vị nhận và tổng hợp báo cáo theo nội dung quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
4. Thời hạn nộp báo cáo: các đơn vị được quy định tại khoản 2 Điều này nộp báo cáo cho Trung tâm Y tế cấp huyện chậm nhất vào ngày 18 của tháng cuối kỳ báo cáo.
Theo quy định nêu trên, các đơn vị phải thực hiện báo cáo định kỳ hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại cấp huyện gồm:
- Trạm y tế xã;
- Các cơ quan, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện có thực hiện hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
Những đơn vị nào phải thực hiện báo cáo định kỳ hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại cấp huyện? (Hình từ Internet)
Báo cáo định kỳ hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại cấp huyện có những nội dung nào?
Khoản 1 Điều 5 Thông tư 05/2023/TT-BYT (có hiệu lực từ 01/05/2023) có quy định về các nội dung báo cáo định kỳ hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại cấp huyện như sau:
Nội dung, đối tượng, quy trình báo cáo tại cấp huyện
1. Nội dung báo cáo:
a) Trạm y tế xã báo cáo theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này;
b) Các cơ quan, tổ chức có thực hiện hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo quý, báo cáo năm kết quả hoạt động can thiệp giảm tác hại, tư vấn xét nghiệm HIV, truyền thông phòng, chống HIV/AIDS, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế (Methadone), quản lý điều trị ARV, quản lý điều trị đồng nhiễm HIV, Lao và viêm gan C, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP), số lượng đối tượng nguy cơ cao theo các biểu mẫu tương ứng với từng hoạt động quy định tại Phụ lục 2 và Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đơn vị báo cáo:
a) Trạm y tế xã;
b) Các cơ quan, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện có thực hiện hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
3. Đơn vị nhận và tổng hợp báo cáo: Trung tâm Y tế cấp huyện là đơn vị nhận và tổng hợp báo cáo theo nội dung quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
4. Thời hạn nộp báo cáo: các đơn vị được quy định tại khoản 2 Điều này nộp báo cáo cho Trung tâm Y tế cấp huyện chậm nhất vào ngày 18 của tháng cuối kỳ báo cáo.
Theo quy định nêu trên, báo cáo định kỳ hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại cấp huyện bao gồm các nội dung như sau:
- Trạm y tế xã nhận và tổng hợp báo cáo các báo cáo từ các cơ quan, tổ chức có thực hiện hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn cấp xã.
Nội dung thông tin báo cáo bao gồm hoạt động can thiệp giảm tác hại, tư vấn xét nghiệm HIV, truyền thông phòng, chống HIV/AIDS
- Các cơ quan, tổ chức có thực hiện hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo quý, báo cáo năm về kết quả:
+ Hoạt động can thiệp giảm tác hại,
+ Tư vấn xét nghiệm HIV, truyền thông phòng,
+ Chống HIV/AIDS, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế (Methadone), quản lý điều trị ARV,
+ Quản lý điều trị đồng nhiễm HIV, Lao và viêm gan C, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP), số lượng đối tượng nguy cơ cao
Những cơ quan nào có trách nhiệm nhận và tổng hợp các báo cáo định kỳ hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại cấp huyện?
Khoản 3 Điều 5 Thông tư 05/2023/TT-BYT (có hiệu lực từ 01/05/2023) có quy định về cơ quan nhận và tổng hợp các báo cáo định kỳ hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại cấp huyện như sau:
Nội dung, đối tượng, quy trình báo cáo tại cấp huyện
1. Nội dung báo cáo:
a) Trạm y tế xã báo cáo theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này;
b) Các cơ quan, tổ chức có thực hiện hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo quý, báo cáo năm kết quả hoạt động can thiệp giảm tác hại, tư vấn xét nghiệm HIV, truyền thông phòng, chống HIV/AIDS, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế (Methadone), quản lý điều trị ARV, quản lý điều trị đồng nhiễm HIV, Lao và viêm gan C, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP), số lượng đối tượng nguy cơ cao theo các biểu mẫu tương ứng với từng hoạt động quy định tại Phụ lục 2 và Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đơn vị báo cáo:
a) Trạm y tế xã;
b) Các cơ quan, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện có thực hiện hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
3. Đơn vị nhận và tổng hợp báo cáo: Trung tâm Y tế cấp huyện là đơn vị nhận và tổng hợp báo cáo theo nội dung quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
4. Thời hạn nộp báo cáo: các đơn vị được quy định tại khoản 2 Điều này nộp báo cáo cho Trung tâm Y tế cấp huyện chậm nhất vào ngày 18 của tháng cuối kỳ báo cáo.
Theo đó, cơ quan có trách nhiệm nhận và tổng hợp các báo cáo định kỳ hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại cấp huyện là Trung tâm Y tế cấp huyện.
*Lưu ý: Thông tư 05/2023/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 01 tháng 5 năm 2023
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?