Nguyên tắc chung để xác định xuất xứ hàng hóa là gì? Thế nào là hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu được coi là xuất xứ không thuần túy?
Nguyên tắc chung để xác định xuất xứ hàng hóa là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP có quy định về xuất xứ hàng hóa như sau:
Giải thích từ ngữ
Theo Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.
...
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 05/2018/TT-BCT có quy định về nguyên tắc chung để xác định xuất xứ hàng hóa như sau:
Nguyên tắc chung để xác định xuất xứ hàng hóa
Hàng hóa được xác định xuất xứ theo quy định tại Thông tư này có xuất xứ tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện quy trình sản xuất cuối cùng làm thay đổi cơ bản hàng hóa đó.
Như vậy, nguyên tắc chung để xác định xuất xứ hàng hóa được xác định như sau:
Hàng hóa có xuất xứ tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện quy trình sản xuất cuối cùng làm thay đổi cơ bản hàng hóa đó.
Thế nào là hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu được coi là xuất xứ không thuần túy?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 31/2018/NĐ-CP có quy định về hàng hóa có xuất xứ không thuần túy
Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy
1. Hàng hóa quy định tại Khoản 2, Điều 6 Nghị định này được coi là có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu hàng hóa đó đáp ứng tiêu chí xuất xứ thuộc Danh Mục Quy tắc cụ thể mặt hàng do Bộ Công Thương quy định.
...
Và khoản 2 Điều 6 Thông tư 05/2018/TT-BCT có quy định về hàng hóa được coi là có xuất xứ không thuần túy như sau:
Quy tắc xuất xứ hàng hóa không ưu đãi
...
2. Hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu được coi là có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu đáp ứng tiêu chí xuất xứ thuộc Danh Mục Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này để hướng dẫn Điều 8 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP. Các tiêu chí xuất xứ hàng hóa không ưu đãi tại Phụ lục I được xác định như sau:
...
Như vậy, hàng hóa được coi là có xuất xứ không thuần túy nếu hàng hóa đó đáp ứng tiêu chí xuất xứ thuộc danh mục quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 05/2018/TT-BCT.
Tải danh mục quy tắc cụ thể mặt hàng tại đây.
Nguyên tắc chung để xác định xuất xứ hàng hóa là gì? Thế nào là hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu được coi là xuất xứ không thuần túy? (Hình từ Internet)
Xác định xuất xứ của bao bì hàng hóa trong trường hợp hàng hóa áp dụng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa như thế nào?
Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư 05/2018/TT-BCT có quy định về tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa như sau:
Quy tắc xuất xứ hàng hóa không ưu đãi
2. Hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu được coi là có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu đáp ứng tiêu chí xuất xứ thuộc Danh Mục Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này để hướng dẫn Điều 8 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP. Các tiêu chí xuất xứ hàng hóa không ưu đãi tại Phụ lục I được xác định như sau:
a) Tiêu chí “Chuyển đổi mã số hàng hóa” (sau đây gọi tắt là CTC): là sự thay đổi về mã HS của hàng hóa ở cấp 2 (hai) số, 4 (bốn) số hoặc 6 (sáu) số so với mã HS của nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ (bao gồm nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu không xác định được xuất xứ) dùng để sản xuất ra hàng hóa đó.
...
Và tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 31/2018/NĐ-CP có quy định về xác định xuất xứ của bao bì hàng hóa chưa được lắp ráp hoặc tháo rời như sau:
Xác định xuất xứ của bao bì, phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ, hàng hóa chưa được lắp ráp hoặc tháo rời
1. Trường hợp hàng hóa áp dụng tiêu chí “chuyển đổi mã số hàng hóa”, vật liệu đóng gói và bao gói chứa đựng hàng hóa dùng để bán lẻ, khi được phân loại cùng hàng hóa đó, được loại trừ khỏi các nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng trong việc sản xuất ra hàng hóa.
...
Như vậy, xác định xuất xứ của bao bì hàng hóa trong trường hợp hàng hóa áp dụng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa như sau:
Vật liệu đóng gói và bao gói chứa đựng hàng hóa dùng để bán lẻ, khi được phân loại cùng hàng hóa đó, được loại trừ khỏi các nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng trong việc sản xuất ra hàng hóa.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?