Đổi mẫu căn cước công dân mới thì người dân có cần phải làm lại thẻ CCCD không?
Đổi mẫu căn cước công dân mới thì người dân có cần phải làm lại thẻ CCCD không?
Có thể thấy tại Dự thảo Luật Căn cước công dân, mẫu căn cước công dân sẽ có nhiều thay đổi so với mẫu căn cước công dân đang được người dân sử dụng hiện tại. Điều này làm nhiều người thắc mắc rằng nếu thay đổi những thông tin trên thẻ căn cước công dân thì có cần phải làm lại thẻ theo mẫu mới hay không?
Căn cứ Điều 25 Dự thảo Luật Căn cước công dân thì các trường hợp đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân như sau:
Công dân được đổi căn cước công dân trong các trường hợp sau đây:
- Đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60;
- Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
- Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng sinh;
- Xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của luật;
- Có sai sót về thông tin trên thẻ căn cước công dân;
- Thu hồi số định danh cá nhân;
- Thay đổi nơi thường trú;
- Khi công dân có yêu cầu.
Các trường hợp công dân được cấp lại thẻ căn cước công dân:
- Bị mất thẻ căn cước công dân;
- Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
Như vậy, trong các trường hợp bắt buộc đổi thẻ căn cước công dân, cấp lại thẻ căn cước công dân thì không có quy định nào dự kiến yêu cầu công dân phải đổi thẻ căn cước công dân còn hạn sử dụng sang mẫu mới do Bộ Công an phát hành.
Đổi mẫu căn cước công dân mới thì người dân có cần phải làm lại thẻ không? (Hình từ Internet)
Có bổ sung ADN, giọng nói vào cơ sở dữ liệu căn cước công dân không?
Theo Điều 16 Dự thảo Luật Căn cước công dân quy định thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước như sau:
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước
1. Thông tin quy định tại Điều 10 của Luật này.
2. Đặc điểm nhân dạng.
3. Thông tin sinh trắc học (ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói và các thông tin sinh trắc học khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định).
4. Họ, tên gọi khác.
5. Nghề nghiệp, trừ lực lượng vũ trang.
6. Trình độ học vấn.
7. Ngày, tháng, năm công dân thông báo mất Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
8. Thông tin tài khoản định danh điện tử (có hoặc không có).
9. Thông tin về người gốc Việt Nam được thu thập, cập nhật riêng vào Cơ sở dữ liệu căn cước do Chính phủ quy định.
Tại Điều 15 Luật Căn cước công dân 2014, thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân được quy định như sau:
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
1. Nội dung thông tin được thu thập, cập nhật gồm:
a) Thông tin quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật này;
b) Ảnh chân dung;
c) Đặc điểm nhân dạng;
d) Vân tay;
đ) Họ, tên gọi khác;
e) Số, ngày, tháng, năm và nơi cấp Chứng minh nhân dân;
g) Nghề nghiệp, trừ quân nhân tại ngũ;
h) Trình độ học vấn;
i) Ngày, tháng, năm công dân thông báo mất Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.
Do đó, so với quy định hiện hành thì Dự thảo Luật Căn cước công dân đã đề xuất bổ sung thêm ADN, giọng nói vào cơ sở dữ liệu căn cước.
Được tích hợp giấy phép lái xe vào thẻ căn cước công dân?
Căn cứ theo Điều 23 Dự thảo Luật Căn cước công dân tích hợp thông tin vào thẻ căn cước công dân như sau:
Tích hợp thông tin vào thẻ căn cước công dân
1. Thông tin được tích hợp vào thẻ căn cước công dân là những thông tin của công dân được thể hiện trong các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và đã được xác thực thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành để tích hợp vào thẻ căn cước công dân theo đề nghị của công dân hoặc cơ quan quản lý nhà nước.
2. Khai thác thông tin được tích hợp vào thẻ Căn cước công dân được thực hiện bằng các phương thức sau:
a) Sử dụng thiết bị chuyên dụng để khai thác bộ phận lưu trữ của thẻ Căn cước công dân;
b) Sử dụng thông tin trên thẻ căn cước công dân để khai thác thông tin tích hợp qua thiết bị chuyên dụng được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống định danh và xác thực điện tử.
3. Thông tin được tích hợp vào thẻ căn cước công dân gồm thông tin về: Thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác theo quy định của Chính phủ.
4. Việc sử dụng các thông tin tích hợp từ thẻ căn cước công dân có giá trị tương đương như việc sử dụng các giấy tờ có chứa thông tin đó trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại khác.
5. Công dân thực hiện thủ tục tích hợp thông tin vào thẻ căn cước công dân tại cơ quan quản lý căn cước hoặc thông qua việc cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, có thể thấy so với Luật Căn cước công dân 2014 thì tại Dự thảo đã đề xuất các thông tin được tích hợp vào thẻ căn cước công dân gồm thông tin về: Thẻ bảo hiểm y tế, Sổ bảo hiểm xã hội, Giấy phép lái xe, Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác theo quy định của Chính phủ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?