Người mắc bệnh đậu mùa có thuộc trường hợp bắt buộc chữa bệnh không?
Người mắc bệnh đậu mùa có thuộc trường hợp bắt buộc chữa bệnh không?
Điểm a khoản 1 Điều 82 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) quy định về các trường hợp bắt buộc chữa bệnh như sau:
Bắt buộc chữa bệnh
1. Các trường hợp bắt buộc chữa bệnh theo quy định của Luật này bao gồm:
a) Người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
b) Người mắc bệnh trầm cảm có ý tưởng, hành vi tự sát; người mắc bệnh tâm thần ở trạng thái kích động có khả năng gây nguy hại cho bản thân hoặc có hành vi gây nguy hại cho người khác hoặc phá hoại tài sản;
c) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật
2. Chính phủ quy định về biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Điểm a khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 được bổ sung bởi Điều 1 Quyết định 219/QĐ-BYT năm 2020 quy định về các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A như sau:
Phân loại bệnh truyền nhiễm
1. Bệnh truyền nhiễm gồm các nhóm sau đây:
a) Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê - bô - la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh; bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra;
...
Theo quy định nêu trên, bệnh đậu mùa được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A thuộc trường hợp bắt buộc chữa bệnh.
Theo đó, người mắc bệnh đậu mùa thuộc trường hợp bắt buộc chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Người mắc bệnh đậu mùa có thuộc trường hợp bắt buộc chữa bệnh không? (Hình từ Internet)
Người mắc bệnh đậu mùa có được từ chối chữa bệnh không?
Điều 13 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) quy định về quyền được từ chối khám bệnh, chữa bệnh như sau:
Quyền được từ chối khám bệnh, chữa bệnh và rời khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc từ chối của mình sau khi đã được người hành nghề tư vấn, trừ trường hợp bắt buộc chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều 82 của Luật này.
2. Được rời khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi chưa kết thúc chữa bệnh trái với chỉ định của người hành nghề nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc rời khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp bắt buộc chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều 82 của Luật này.
Theo quy định nêu trên, người bị bệnh đậu mùa không được từ chối chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Ngoài bệnh đậu mùa, có những bệnh nào thuộc trường hợp bắt buộc chữa bệnh?
Khoản 1 Điều 82 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về các trường hợp bắt buộc chữa bệnh như sau:
Bắt buộc chữa bệnh
1. Các trường hợp bắt buộc chữa bệnh theo quy định của Luật này bao gồm:
a) Người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
b) Người mắc bệnh trầm cảm có ý tưởng, hành vi tự sát; người mắc bệnh tâm thần ở trạng thái kích động có khả năng gây nguy hại cho bản thân hoặc có hành vi gây nguy hại cho người khác hoặc phá hoại tài sản;
c) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật
2. Chính phủ quy định về biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Căn cứ quy định nêu trên và quy định về các bệnh truyền nhiễm nhóm A tại điểm a khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 được bổ sung bởi Điều 1 Quyết định 219/QĐ-BYT năm 2020 . Những bệnh thuộc trường hợp bắt buộc chữa bệnh gồm:
- Người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A, gồm:
+ Bệnh bại liệt;
+ Bệnh cúm A-H5N1;
+ Bệnh dịch hạch;
+ Bệnh đậu mùa;
+ Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê - bô - la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg);
+ Bệnh sốt Tây sông Nin (Nile);
+ Bệnh sốt vàng;
+ Bệnh tả;
+ Bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh;
+ Bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra;
- Người mắc bệnh trầm cảm có ý tưởng, hành vi tự sát;
- Người mắc bệnh tâm thần ở trạng thái kích động có khả năng gây nguy hại cho bản thân hoặc có hành vi gây nguy hại cho người khác hoặc phá hoại tài sản;
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?