Chăn dắt trẻ em đi ăn xin, ép buộc trẻ em đứng thổi lửa giữa đường để xin tiền bị xử lý như thế nào?
Chăn dắt trẻ em đi ăn xin, ép buộc trẻ em đứng thổi lửa giữa đường để xin tiền bị xử lý như thế nào?
Thời gian gần đây, tại khu vực tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh, trên nhiều tuyến đường giao lộ liên tục xuất hiện nhiều đứa trẻ ăn xin vào mỗi buổi tối. Nhóm trẻ này còn rất nhỏ nhưng lại dùng xăng ngậm vào miệng để "biểu diễn kỹ thuật phun lửa" cho người đi đường xem rồi xin tiền.
Đối với xử lý những đối tượng có hành vi chăn dắt trẻ em ăn xin, pháp luật có quy định như sau:
Căn cứ tại Điều 23 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về cấm lạm dụng, bóc lột trẻ em, tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bắt trẻ em làm công việc gia đình quá sức, quá thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập, vui chơi, giải trí, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em;
b) Tổ chức, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức, ép buộc trẻ em đi xin ăn;
b) Cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Dẫn dắt, rủ rê, xúi giục, dụ dỗ, lôi kéo, kích động, lợi dụng, ép buộc làm trung gian giao dịch hoạt động bóc lột trẻ em;
b) Dẫn dắt, rủ rê, xúi giục, dụ dỗ, lôi kéo, kích động, lợi dụng trẻ em lao động trái quy định của pháp luật;
c) Bắt trẻ em lao động trước tuổi, quá thời gian, làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật hoặc làm việc ở nơi mất an ninh trật tự, có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển của trẻ em. Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng trẻ em làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
d) Bóc lột sức lao động trẻ em. Trường hợp người sử dụng lao động lợi dụng danh nghĩa học nghề, tập nghề để bóc lột sức lao động của trẻ em thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm tại khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này.
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
.....
2. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, trừ quy định tại các Điều 8, 9, 12, 13, 14, khoản 1 Điều 16, Điều 33 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm.
....
Như vậy, theo quy định trên, người nào có hành vi chăn dắt trẻ em đi ăn xin, tổ chức, ép buộc trẻ em đi xin ăn hoặc ép buộc trẻ em đứng thổi lửa giữa đường để xin tiền nhằm trục lợi thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm.
Ngoài ra, người và tổ chức có hành vi vi phạm còn bị buộc phải nộp lại số tiền từ hành vi chăn dắt trẻ em xin được do thực hiện hành vi vi phạm và buộc phải chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em.
Chăn dắt trẻ em đi ăn xin, ép buộc trẻ em đứng thổi lửa giữa đường để xin tiền bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại Điều 24 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về cấm sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Rủ rê trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Xúi giục, kích động trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này.
Ngoài ra theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
.....
2. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, trừ quy định tại các Điều 8, 9, 12, 13, 14, khoản 1 Điều 16, Điều 33 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm.
....
Như vậy, theo quy định trên, người nào có hành vi ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Ngoài ra cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm nêu trên.
Ép buộc trẻ em bỏ học, nghỉ học thì có bị xử phạt không?
Căn cứ tại Điều 26 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về quyền được giáo dục của trẻ em
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hủy hoại sách, vở, đồ dùng học tập của trẻ em;
b) Cố ý không thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho việc học tập của trẻ em theo quy định của pháp luật;
c) Không bảo đảm thời gian, điều kiện học tập cho trẻ em.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc đi học của trẻ em.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em bỏ học, nghỉ học.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chịu mọi chi phí để mua sách, vở, đồ dùng học tập cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 1 Điều này.
Tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
.....
2. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, trừ quy định tại các Điều 8, 9, 12, 13, 14, khoản 1 Điều 16, Điều 33 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm.
....
Như vậy, theo quy định trên, người nào có hành vi ép buộc trẻ em bỏ học, nghỉ học thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Ngoài ra, mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?