Người dưới 18 tuổi phạm tội giết người thì có bị tử hình không? Người dưới 18 tuổi phạm tội bị khiển trách trong những trường hợp nào?
Người dưới 18 tuổi phạm tội giết người thì có bị tử hình không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 thì người nào phạm tội giết người thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh này với mức cao nhất lên đến tử hình.
Bên cạnh đó, tại khoản 5 Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau:
Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
[...]
5. Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
[...]
Như vậy, về nguyên tắc sẽ không áp dụng hình phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Cho nên, người dưới 18 tuổi phạm tội giết người sẽ không phải chịu hình phạt tử hình.
Người dưới 18 tuổi phạm tội giết người có bị tử hình? (Hình từ Internet)
Người dưới 18 tuổi phạm tội bị áp dụng biện pháp khiển trách trong những trường hợp nào?
Căn cứ tại Điều 93 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:
Khiển trách
1. Khiển trách được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây nhằm giúp họ nhận thức rõ hành vi phạm tội, hậu quả gây ra đối với cộng đồng, xã hội và nghĩa vụ của họ:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này;
b) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.
2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khiển trách. Việc khiển trách đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải có sự chứng kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 18 tuổi.
3. Người bị khiển trách phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc;
b) Trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu;
c) Tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương tổ chức, tham gia lao động với hình thức phù hợp.
4. Tùy từng trường hợp cụ thể cơ quan có thẩm quyền ấn định thời gian thực hiện các nghĩa vụ quy định tại điểm b và điểm c khoản 3 Điều này từ 03 tháng đến 01 năm.
Như vậy, theo quy định trên, khiển trách được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nhằm giúp họ nhận thức rõ hành vi phạm tội, hậu quả gây ra đối với cộng đồng, xã hội và nghĩa vụ của họ. Khiển trách áp dụng đối với các đối tượng thuộc một trong các trường hợp sau:
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
- Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.
- Người bị khiển trách phải tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc. Trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu. Tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương tổ chức, tham gia lao động với hình thức phù hợp.
Ai có thẩm quyền áp dụng biện pháp khiển trách đối với trường hợp người dưới 18 tuổi phạm tội?
Căn cứ tại Điều 427 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:
Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp khiển trách
1. Khi miễn trách nhiệm hình sự cho người dưới 18 tuổi phạm tội mà xét thấy có đủ điều kiện áp dụng biện pháp khiển trách theo quy định của Bộ luật hình sự thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử quyết định áp dụng biện pháp khiển trách đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong vụ án do cơ quan mình thụ lý, giải quyết.
2. Quyết định áp dụng biện pháp khiển trách có các nội dung chính:
a) Số, ngày, tháng, năm; địa điểm ra quyết định;
b) Họ tên, chức vụ, chữ ký của người có thẩm quyền ra quyết định và đóng dấu của cơ quan ra quyết định;
c) Lý do, căn cứ ra quyết định;
d) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị can, bị cáo;
đ) Tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự đã áp dụng;
e) Thời gian thực hiện nghĩa vụ của người bị khiển trách.
3. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải giao ngay quyết định áp dụng biện pháp khiển trách cho người bị khiển trách, cha mẹ hoặc người đại diện của họ.
Như vậy, theo quy định trên thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp khiển trách đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong vụ án do cơ quan mình thụ lý, giải quyết.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?