Hành vi quảng cáo rượu thuốc có tác dụng tạo sự hấp dẫn về giới tính bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Hành vi quảng cáo rượu thuốc có tác dụng tạo sự hấp dẫn về giới tính bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi quảng cáo rượu thuốc có tác dụng tạo sự hấp dẫn về giới tính được quy định như thế nào?
- Cục trưởng Cục Thuế có được lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính với hành vi quảng cáo rượu thuốc có tác dụng tạo sự hấp dẫn về giới tính không?
Hành vi quảng cáo rượu thuốc có tác dụng tạo sự hấp dẫn về giới tính bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Điểm a khoản 2 Điều 33 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính với hành vi quảng cáo rượu thuốc có tác dụng tạo sự hấp dẫn về giới tính như sau:
Vi phạm các quy định về quảng cáo rượu, bia
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc quảng cáo rượu, bia.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quảng cáo rượu có độ cồn dưới 15 độ và quảng cáo bia sau đây:
a) Có thông tin, hình ảnh nhằm khuyến khích uống rượu, bia; thông tin có nội dung, hình ảnh thể hiện rượu, bia có tác dụng tạo sự trưởng thành, thành đạt, thân thiện, hấp dẫn về giới tính; hướng đến trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai;
b) Sử dụng vật dụng, hình ảnh, biểu tượng, âm nhạc, nhân vật trong phim, nhãn hiệu sản phẩm dành cho trẻ em, học sinh, sinh viên; sử dụng hình ảnh của người chưa đủ 18 tuổi trong quảng cáo rượu, bia;
...
Khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
4. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo quy định nêu trên, mức xử phạt vi phạm hành chính với hành vi quảng cáo rượu thuốc có tác dụng tạo sự hấp dẫn về giới tính là:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi vi phạm.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi vi phạm.
Hành vi quảng cáo rượu thuốc có tác dụng tạo sự hấp dẫn về giới tính bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi quảng cáo rượu thuốc có tác dụng tạo sự hấp dẫn về giới tính được quy định như thế nào?
Khoản 5 Điều 33 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi quảng cáo rượu thuốc có tác dụng tạo sự hấp dẫn về giới tính như sau:
Vi phạm các quy định về quảng cáo rượu, bia
...
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động quảng cáo rượu, bia có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm h khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi, gỡ quảng cáo để loại bỏ yếu tố vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Theo đó, hành vi quảng cáo rượu thuốc có tác dụng tạo sự hấp dẫn về giới tính ngoài việc bị áp dụng hình phạt chính là phạt tiền, chủ thể có hành vi vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu là buộc thu hồi, gỡ quảng cáo để loại bỏ yếu tố vi phạm.
Cục trưởng Cục Thuế có được lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính với hành vi quảng cáo rượu thuốc có tác dụng tạo sự hấp dẫn về giới tính không?
Điểm b khoản 4 Điều 110 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành của Cục trưởng Cục Thuế như sau:
Thẩm quyền của cơ quan Thuế
...
4. Cục trưởng Cục Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS;
...
Khoản 6 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền phạt tiền phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
6. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân.
Khoản 1 Điều 113 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính như sau:
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế bao gồm:
1. Người có thẩm quyền xử phạt được quy định tại Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Công chức, viên chức thuộc ngành y tế, bảo hiểm xã hội, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và công chức, viên chức trong các cơ quan được quy định tại Điều 112 Nghị định này đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Mức phạt tiền tối đa với hành vi quảng cáo rượu thuốc có tác dụng tạo sự hấp dẫn về giới tính là 30.000.000 đồng đối với cá nhân và 60.000.000 đồng đối với tổ chức.
Theo đó, Cục trưởng Cục Thuế là chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính với hành vi quảng cáo rượu thuốc có tác dụng tạo sự hấp dẫn về giới tính.
Vậy, Cục trưởng Cục Thuế là chủ thể có thẩm quyền lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính với hành vi quảng cáo rượu thuốc có tác dụng tạo sự hấp dẫn về giới tính.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?