Doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải ký quỹ bao nhiêu tiền? Doanh nghiệp bán hàng đa cấp được rút tiền ký quỹ khi nào?
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải ký quỹ bao nhiêu tiền?
Tại Điều 50 Nghị định 40/2018/NĐ-CP có quy định về tiền ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp như sau:
Tiền ký quỹ
1. Tiền ký quỹ là khoản tiền đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp đối với người tham gia bán hàng đa cấp và Nhà nước trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 53 Nghị định này.
2. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm mở tài khoản ký quỹ và ký quỹ một khoản tiền tương đương 5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơn 10 tỷ đồng (mười tỷ đồng) tại một ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
3. Ngân hàng nơi doanh nghiệp ký quỹ xác nhận bằng văn bản việc ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp theo Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và có trách nhiệm phối hợp trong việc xác nhận các nội dung liên quan đến văn bản xác nhận ký quỹ khi Bộ Công Thương có yêu cầu.
4. Trường hợp có thay đổi thông tin trên văn bản xác nhận ký quỹ, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm thực hiện thủ tục điều chỉnh văn bản xác nhận ký quỹ với ngân hàng.
5. Khoản tiền ký quỹ được ngân hàng phong tỏa trong suốt thời gian hoạt động của doanh nghiệp và chỉ được rút, sử dụng khi có văn bản đồng ý của Bộ Công Thương, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 51 Nghị định này.
6. Ngân hàng nơi doanh nghiệp ký quỹ chịu trách nhiệm quản lý khoản tiền ký quỹ của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
7. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp được hưởng lãi suất trên khoản tiền ký quỹ theo thỏa thuận với ngân hàng và được phép rút tiền lãi từ khoản tiền ký quỹ.
Như vậy, doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải ký quỹ một khoản tiền tương đương 5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơn 10 tỷ đồng (mười tỷ đồng).
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải ký quỹ bao nhiêu tiền? Doanh nghiệp bán hàng đa cấp được rút tiền ký quỹ khi nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp được rút tiền ký quỹ khi nào?
Tại Điều 51 Nghị định 40/2018/NĐ-CP có quy định về rút tiền ký quỹ như sau:
Rút tiền ký quỹ
1. Doanh nghiệp được rút tiền ký quỹ trong các trường hợp sau:
a) Bộ Công Thương từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp;
b) Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này và đã hoàn thành các trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này;
c) Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ theo quy định tại Điều 50 Nghị định này tại một ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng khác.
2. Khi thực hiện rút tiền ký quỹ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, doanh nghiệp phải cung cấp cho ngân hàng 01 bản chính thông báo trả lại hồ sơ của Bộ Công Thương theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định này.
3. Khi thực hiện rút tiền ký quỹ theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này, doanh nghiệp phải cung cấp cho ngân hàng 01 bản chính văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 52 Nghị định này.
4. Ngân hàng nơi doanh nghiệp ký quỹ có trách nhiệm xác nhận với Bộ Công Thương bằng văn bản trước khi cho phép doanh nghiệp rút tiền ký quỹ.
Như vậy, doanh nghiệp bán hàng đa cấp được rút tiền ký quỹ trong trường hợp sau:
- Bộ Công Thương từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp;
- Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp;
- Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ tại một ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng khác.
Hồ sơ đề nghị rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp gồm các tài liệu gì?
Tại khoản 2 Điều 52 Nghị định 40/2018/NĐ-CP có quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục rút tiền ký quỹ
1. Sau thời hạn 90 ngày kể từ ngày Bộ Công Thương ban hành văn bản xác nhận tiếp nhận hồ sơ thông báo chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp hoặc kể từ ngày quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp có hiệu lực và đã hoàn thành các trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có thể nộp hồ sơ đề nghị rút tiền ký quỹ tới Bộ Công Thương (gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện).
2. Hồ sơ đề nghị rút tiền ký quỹ bao gồm:
a) Đơn đề nghị rút tiền ký quỹ theo Mẫu số 18 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Danh sách người tham gia bán hàng đa cấp đến thời điểm chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp (tên, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu, địa chỉ, điện thoại, số hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, ngày ký hợp đồng, số Thẻ thành viên).
......
Như vậy, hồ sơ đề nghị rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp bao gồm các tài liệu sau:
- Đơn đề nghị rút tiền ký quỹ;
- Danh sách người tham gia bán hàng đa cấp đến thời điểm chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Luật Khiếu nại mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn thi hành?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Mức tiền thưởng huy hiệu 65 năm tuổi Đảng năm 2025 là bao nhiêu?
- Trộm cắp điện là gì? Hành vi trộm cắp điện bị xử phạt bao nhiêu tiền?