Người thi hành công vụ bị nghiêm cấm thực hiện hành vi nào? Có bao nhiêu nguyên tắc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ?
Các hành vi nào bị nghiêm cấm đối với người thi hành công vụ?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 208/2013/NĐ-CP có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm đối với người thi hành công vụ như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Đối với người thi hành công vụ:
a) Vi phạm trình tự, thủ tục, thẩm quyền trong khi thi hành công vụ;
b) Tham nhũng, tiêu cực, hách dịch, cửa quyền hoặc có hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp; thái độ, tác phong, lời nói, ứng xử không đúng mực trong khi thi hành công vụ;
c) Vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; vi phạm các quy định về nổ súng hoặc vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người khác và sự hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong khi thi hành công vụ;
đ) Lợi dụng việc thi hành công vụ để giải quyết mâu thuẫn cá nhân hoặc vì mục đích cá nhân khác;
e) Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, những hành vi bị nghiêm cấm đối với người thi hành công vụ, bao gồm:
- Vi phạm trình tự, thủ tục, thẩm quyền trong khi thi hành công vụ;
- Tham nhũng, tiêu cực, hách dịch, cửa quyền hoặc có hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp; thái độ, tác phong, lời nói, ứng xử không đúng mực trong khi thi hành công vụ;
- Vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; vi phạm các quy định về nổ súng hoặc vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
- Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người khác và sự hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong khi thi hành công vụ;
- Lợi dụng việc thi hành công vụ để giải quyết mâu thuẫn cá nhân hoặc vì mục đích cá nhân khác;
- Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
Người thi hành công vụ bị nghiêm cấm thực hiện hành vi nào? Có bao nhiêu nguyên tắc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ? (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu nguyên tắc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 208/2013/NĐ-CP có quy định về nguyên tắc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ như sau:
Nguyên tắc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ
1. Tuân thủ quy định của pháp luật; tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Lấy phòng ngừa là chính; chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh mọi hành vi chống người thi hành công vụ.
3. Thận trọng, linh hoạt trong ngăn chặn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ; bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ; hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản do hành vi chống người thi hành công vụ gây ra.
Như vậy, 03 nguyên tắc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ là:
- Tuân thủ quy định của pháp luật; tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Lấy phòng ngừa là chính; chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh mọi hành vi chống người thi hành công vụ.
- Thận trọng, linh hoạt trong ngăn chặn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ; bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ; hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản do hành vi chống người thi hành công vụ gây ra.
Thông báo gửi đến địa phương nơi cư trú hoặc nơi người có hành vi chống người thi hành công vụ học tập, làm việc phải nêu rõ nội dung nào?
Căn cứ tại Điều 13 Nghị định 208/2013/NĐ-CP có quy định về thông báo về địa phương nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người có hành vi chống người thi hành công vụ học tập, làm việc, như sau:
Thông báo về địa phương nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người có hành vi chống người thi hành công vụ học tập, làm việc
Sau khi xử lý vi phạm đối với người có hành vi chống người thi hành công vụ, cơ quan đã ra quyết định xử lý vi phạm có trách nhiệm gửi thông báo bằng văn bản đến chính quyền địa phương nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người vi phạm học tập, làm việc để có biện pháp phòng ngừa, quản lý, giáo dục. Văn bản thông báo của cơ quan đã ra quyết định xử lý vi phạm đối với người có hành vi chống người thi hành công vụ phải nêu rõ họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người có hành vi chống người thi hành công vụ; hành vi vi phạm, hình thức, biện pháp xử lý vi phạm đối với người có hành vi chống người thi hành công vụ.
Như vậy, cơ quan đã ra quyết định xử lý vi phạm gửi thông báo bằng văn bản đến chính quyền địa phương nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người vi phạm học tập, làm việc. Văn bản thông báo phải nêu rõ thông tin sau:
- Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người có hành vi chống người thi hành công vụ;
- Hành vi vi phạm, hình thức, biện pháp xử lý vi phạm đối với người có hành vi chống người thi hành công vụ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?