Có các hình thức liên doanh nào của doanh nghiệp? Đặc điểm của các hình thức liên doanh là gì?

Các hình thức liên doanh của doanh nghiệp? Đặc điểm của các hình thức liên doanh là gì? Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị

Liên doanh giữa các doanh nghiệp là gì?

Căn cứ tại khoản 5 Điều 29 Luật Cạnh tranh 2018 có quy định về liên doanh giữa các doanh nghiệp như sau:

Các hình thức tập trung kinh tế
1. Tập trung kinh tế bao gồm các hình thức sau đây:
a) Sáp nhập doanh nghiệp;
b) Hợp nhất doanh nghiệp;
c) Mua lại doanh nghiệp;
d) Liên doanh giữa các doanh nghiệp;
đ) Các hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
...
5. Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới.

Như vậy, liên doanh giữa các doanh nghiệp là một hình thức tập trung kinh tế. Theo đó, liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới.

Có bao nhiêu hình thức liên doanh? Đặc điểm của các hình thức liên doanh là gì?

Căn cứ tại Mục 3 Chuẩn mực số 08 thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh ban hành kèm theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC có quy định các hình thức liên doanh như sau:

QUY ĐỊNH CHUNG
...
3.Các thuật ngữ sử dụng trong chuẩn mực này được hiểu như sau:
Liên doanh: Là thỏa thuận bằng hợp đồng của hai hoặc nhiều bên để cùng thực hiện hoạt động kinh tế, mà hoạt động này được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh. Các hình thức liên doanh quy định trong chuẩn mực này gồm:
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh hoạt động kinh doanh được đồng kiểm soát;
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh tài sản được đồng kiểm soát;
- Hợp đồng liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát.
...

Và tại Mục 4 Chuẩn mực số 08 thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh ban hành kèm theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC có quy định đặc điểm chung của hình thức liên doanh, như sau:

NỘI DUNG CỦA CHUẨN MỰC
Các hình thức liên doanh
04. Chuẩn mực này đề cập đến 3 hình thức liên doanh: Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức hoạt động kinh doanh được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh (hoạt động được đồng kiểm soát); Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh tài sản được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh (tài sản được đồng kiểm soát); Hợp đồng liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh mới được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh (cơ sở được đồng kiểm soát).
Các hình thức liên doanh có 2 đặc điểm chung như sau:
(a) Hai hoặc nhiều bên góp vốn liên doanh hợp tác với nhau trên cơ sở thoả thuận bằng hợp đồng; và
(b) Thỏa thuận bằng hợp đồng thiết lập quyền đồng kiểm soát.
...

Theo đó, các hình thức liên doanh bao gồm:

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh hoạt động kinh doanh được đồng kiểm soát;

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh tài sản được đồng kiểm soát;

- Hợp đồng liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát.

Các hình thức liên doanh có 02 đặc điểm chung như sau:

- Hai hoặc nhiều bên góp vốn liên doanh hợp tác với nhau trên cơ sở thoả thuận bằng hợp đồng; và

- Thỏa thuận bằng hợp đồng thiết lập quyền đồng kiểm soát.

Các hình thức liên doanh của doanh nghiệp? Đặc điểm của các hình thức liên doanh là gì?

Các hình thức liên doanh của doanh nghiệp? Đặc điểm của các hình thức liên doanh là gì? (Hình từ Internet)

Hợp đồng liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Mục 19 Chuẩn mực số 08 thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh ban hành kèm theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC có quy định về hợp đồng liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh, như sau:

NỘI DUNG CỦA CHUẨN MỰC
Hợp đồng liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh
...
19. Cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh (cơ sở được đồng kiểm soát) đòi hỏi phải có sự thành lập một cơ sở kinh doanh mới. Hoạt động của cơ sở này cũng giống như hoạt động của các doanh nghiệp khác, chỉ khác là thỏa thuận bằng hợp đồng giữa các bên góp vốn liên doanh quy định quyền đồng kiểm soát của họ đối với các hoạt động kinh tế của cơ sở này.
...

Căn cứ tại Mục 20 Chuẩn mực số 08 thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh ban hành kèm theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC có quy định về hợp đồng liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh, như sau:

NỘI DUNG CỦA CHUẨN MỰC
Hợp đồng liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh
...
20. Cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát chịu trách nhiệm kiểm soát tài sản, các khoản nợ phải trả, thu nhập và chi phí phát sinh tại đơn vị mình. Cơ sở kinh doanh này sử dụng tên của liên doanh trong các hợp đồng, giao dịch kinh tế và huy động nguồn lực tài chính phục vụ cho các mục đích của liên doanh. Mỗi bên góp vốn liên doanh có quyền được hưởng một phần kết quả hoạt động của cơ sở kinh doanh hoặc được chia sản phẩm của liên doanh.
...

Như vậy, quy định về hợp đồng liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh, như sau:

- Cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh (cơ sở được đồng kiểm soát) đòi hỏi phải có sự thành lập một cơ sở kinh doanh mới.

- Hoạt động của cơ sở này cũng giống như hoạt động của các doanh nghiệp khác, chỉ khác là thỏa thuận bằng hợp đồng giữa các bên góp vốn liên doanh quy định quyền đồng kiểm soát của họ đối với các hoạt động kinh tế của cơ sở này.

- Cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát chịu trách nhiệm kiểm soát tài sản, các khoản nợ phải trả, thu nhập và chi phí phát sinh tại đơn vị mình.

- Cơ sở kinh doanh này sử dụng tên của liên doanh trong các hợp đồng, giao dịch kinh tế và huy động nguồn lực tài chính phục vụ cho các mục đích của liên doanh.

- Mỗi bên góp vốn liên doanh có quyền được hưởng một phần kết quả hoạt động của cơ sở kinh doanh hoặc được chia sản phẩm của liên doanh

Trân trọng!

Doanh nghiệp liên doanh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Doanh nghiệp liên doanh
Hỏi đáp Pháp luật
Có các hình thức liên doanh nào của doanh nghiệp? Đặc điểm của các hình thức liên doanh là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Một bên phá sản trong doanh nghiệp liên doanh
Hỏi đáp pháp luật
Nội dung cụ thể của buổi sinh hoạt chi bộ trong doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài
Hỏi đáp pháp luật
Ủy quyền quản lý doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp liên doanh
Hỏi đáp pháp luật
Đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài chiếm dưới 49% vốn điều lệ
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Doanh nghiệp liên doanh
Võ Ngọc Trúc Quỳnh
21,410 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Doanh nghiệp liên doanh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Doanh nghiệp liên doanh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào