Ủy ban xã hội là cơ quan nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban xã hội được quy định như thế nào?
Ủy ban xã hội là cơ quan nào?
Ủy ban xã hội là cách gọi mới theo quy định tại điểm c khoản 16 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020. Trước đây, theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 66 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 thì Ủy ban xã hội có tên gọi là Ủy ban về các vấn đề xã hội.
Ủy ban xã hội là một cơ quan của Quốc hội. Ủy ban xã hội chịu trách nhiệm về các lĩnh vực lao động, việc làm, y tế, dân số, an sinh xã hội, bình đẳng giới, thi đua, khen thưởng, phòng, chống tệ nạn xã hội.
Ủy ban xã hội chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Ủy ban xã hội là cơ quan nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban xã hội được quy định như thế nào? (Hình từ Intrenet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban xã hội được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 76 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 được sửa đổi bổ sung bởi điểm c khoản 16 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020, Ủy ban xã hội có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh thuộc lĩnh vực lao động, việc làm, y tế, dân số, an sinh xã hội, bình đẳng giới, thi đua, khen thưởng, phòng, chống tệ nạn xã hội và các dự án khác do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao.
- Thẩm tra việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực lao động, việc làm, y tế, dân số, an sinh xã hội, bình đẳng giới, thi đua, khen thưởng, phòng, chống tệ nạn xã hội;
- Giám sát hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện chính sách về lao động, việc làm, y tế, dân số, an sinh xã hội, bình đẳng giới, thi đua, khen thưởng, phòng, chống tệ nạn xã hội trong các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Giám sát văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách.
- Trình dự án luật trước Quốc hội, dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội về lĩnh vực Ủy ban phụ trách.
- Kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và các chính sách, biện pháp để giải quyết các vấn đề về lao động, việc làm
Ủy ban xã hội có cơ cấu, tổ chức như thế nào?
Căn cứ tại Điều 67 Luật Tổ chức Quốc hội 2014, được sửa đổi khoản 10 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội
1. Hội đồng dân tộc gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác. Ủy ban của Quốc hội gồm có Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác.
2. Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội do Quốc hội bầu. Các Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác của Hội đồng dân tộc; các Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác của Ủy ban do Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
3. Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội giúp Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội giải quyết các công việc thường xuyên của Hội đồng, Ủy ban trong thời gian Hội đồng, Ủy ban không họp.
Thường trực Hội đồng dân tộc gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên thường trực và các Ủy viên chuyên trách tại Hội đồng dân tộc. Thường trực Ủy ban của Quốc hội gồm Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm, các Ủy viên thường trực và các Ủy viên chuyên trách tại Ủy ban của Quốc hội.
4. Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội thành lập các tiểu ban để nghiên cứu, chuẩn bị các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội đồng, Ủy ban. Trưởng tiểu ban phải là thành viên của Hội đồng, Ủy ban, các thành viên khác có thể không phải là thành viên của Hội đồng, Ủy ban hoặc không phải là đại biểu Quốc hội.
Như vậy, theo quy định trên, hiện nay cơ cấu tổ chức của Ủy ban xã hội bao gồm:
- Chủ nhiệm Ủy ban xã hội do Quốc hội bầu trong số các trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. (Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Tổ chức Quốc hội 2014)
- Các Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác của Ủy ban xã hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
- Ủy ban xã hội được thành lập các tiểu ban để nghiên cứu, chuẩn bị các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Ủy ban.
Trân trọng!
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2023/LGD/thang3/ngay20/uy-ban-xa-hoi.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Đã lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế rồi mà vẫn còn sai sót thì phải xử lý thế nào?
- Ban quản lý khu kinh tế có được cấp giấy phép môi trường không?
- Phòng khám đa khoa có được tổ chức khám bệnh nghề nghiệp không?
- Mức thù lao của người môi giới bất động sản có được thỏa thuận không?
- Xử lý sự cố đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế như thế nào?