Quyết định tuyên bố phá sản khi Hội nghị chủ nợ không thành được thực hiện trong bao nhiêu ngày?
- Quyết định tuyên bố phá sản khi Hội nghị chủ nợ không thành được thực hiện trong bao nhiêu ngày?
- Tòa án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản khi Hội nghị chủ nợ không thành trong trường hợp nào?
- Nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp khi không thể tham gia Hội nghị chủ nợ là gì?
- Chủ doanh nghiệp cố ý vắng mặt không ủy quyền cho người khác tham gia Hội nghi chủ nợ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Quyết định tuyên bố phá sản khi Hội nghị chủ nợ không thành được thực hiện trong bao nhiêu ngày?
Tại Điều 106 Luật Phá sản 2014 quy định quyết định tuyên bố phá sản khi Hội nghị chủ nợ không thành như sau:
Quyết định tuyên bố phá sản khi Hội nghị chủ nợ không thành
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả họp Hội nghị chủ nợ, Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 80, khoản 4 Điều 83 và khoản 7 Điều 91 của Luật này.
Như vậy, quyết định tuyên bố phá sản khi Hội nghị chủ nợ không thành được thực hiện trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả họp Hội nghị chủ nợ.
Quyết định tuyên bố phá sản khi Hội nghị chủ nợ không thành được thực hiện trong thời gian bao nhiêu ngày? (Hình từ Internet)
Tòa án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản khi Hội nghị chủ nợ không thành trong trường hợp nào?
Tại Điều 106 Luật Phá sản 2014 quy định quyết định tuyên bố phá sản khi Hội nghị chủ nợ không thành như sau:
Quyết định tuyên bố phá sản khi Hội nghị chủ nợ không thành
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả họp Hội nghị chủ nợ, Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 80, khoản 4 Điều 83 và khoản 7 Điều 91 của Luật này.
Như vậy, Tòa án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản khi Hội nghị chủ nợ không thành trong những trường hợp sau:
Trường hợp 1: Triệu tập lại Hội nghị chủ nợ theo quy định mà vẫn không đáp ứng điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ.
Trường hợp 2: Hội nghị chủ nợ không thông qua được Nghị quyết.
Trường hợp 3: Không tổ chức lại được Hội nghị chủ nợ hoặc Hội nghị chủ nợ không thông qua được Nghị quyết.
Nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp khi không thể tham gia Hội nghị chủ nợ là gì?
Tại khoản 1 Điều 78 Luật Phá sản 2014 quy định nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ như sau:
Nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ
1. Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định tại Điều 5 của Luật này, chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ; trường hợp không tham gia được thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ và người được ủy quyền có quyền, nghĩa vụ như người ủy quyền.
2. Trường hợp người đại diện doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán cố ý vắng mặt không có lý do chính đáng thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có văn bản đề nghị Tòa án nhân dân xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, khi không thể tham gia Hội nghị chủ nợ, chủ doanh nghiệp phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ và người được ủy quyền có quyền, nghĩa vụ như người ủy quyền.
Chủ doanh nghiệp cố ý vắng mặt không ủy quyền cho người khác tham gia Hội nghi chủ nợ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Tại Điều 76 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm quy định về tham gia hội nghị chủ nợ như sau:
Hành vi vi phạm quy định về tham gia hội nghị chủ nợ
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định tại Điều 5 của Luật Phá sản, chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không tham gia hội nghị chủ nợ, không ủy quyền cho người khác tham gia hội nghị chủ nợ mà không có lý do chính đáng.
Tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong các lĩnh vực: hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình là 30.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong các lĩnh vực: thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã là 40.000.000 đồng.
3. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp là 50.000.000 đồng.
4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.
6. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương VIII Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân.
Như vậy, chủ doanh nghiệp cố ý vắng mặt mà không ủy quyền cho người khác tham gia hội nghị chủ nợ thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng.
Mức phạt trên áp dụng cho cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?