Doanh nghiệp không gửi báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời hạn quy định bị phạt bao nhiêu tiền?
- Có bắt buộc doanh nghiệp xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh phải gửi phương án cho cơ quan có thẩm quyền không?
- Để phục hồi hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện những biện pháp gì?
- Doanh nghiệp không gửi báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời hạn quy định bị phạt bao nhiêu tiền?
Có bắt buộc doanh nghiệp xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh phải gửi phương án cho cơ quan có thẩm quyền không?
Tại khoản 1 Điều 87 Luật Phá sản 2014 quy định xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh như sau:
Xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và gửi cho Thẩm phán, chủ nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cho ý kiến.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã thì chủ nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản gửi ý kiến cho doanh nghiệp, hợp tác xã để hoàn thiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh báo cáo Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chủ nợ, Ban đại diện chủ nợ (nếu có).
3. Ngay sau khi nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều này, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có nhiệm vụ báo cáo Thẩm phán.
4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Thẩm phán xem xét trước khi đưa phương án ra Hội nghị chủ nợ xem xét thông qua.
Như vậy, doanh nghiệp xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh phải gửi phương án cho Thẩm phán, chủ nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cho ý kiến.
Doanh nghiệp không gửi báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời hạn quy định bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Để phục hồi hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện những biện pháp gì?
Tại khoản 2 Điều 87 Luật Phá sản 2014 quy định biện pháp để phục hồi hoạt động kinh doanh như sau:
Nội dung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
1. Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải nêu rõ các biện pháp để phục hồi hoạt động kinh doanh; các điều kiện, thời hạn và kế hoạch thanh toán các khoản nợ.
2. Các biện pháp để phục hồi hoạt động kinh doanh gồm:
a) Huy động vốn;
b) Giảm nợ, miễn nợ, hoãn nợ;
c) Thay đổi mặt hàng sản xuất, kinh doanh;
d) Đổi mới công nghệ sản xuất;
đ) Tổ chức lại bộ máy quản lý, sáp nhập hoặc chia tách bộ phận sản xuất;
e) Bán cổ phần cho chủ nợ và những người khác;
g) Bán hoặc cho thuê tài sản;
h) Các biện pháp khác không trái quy định của pháp luật.
Như vậy, để phục hồi hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần có các biện pháp như sau:
- Huy động vốn;
- Giảm nợ, miễn nợ, hoãn nợ;
- Thay đổi mặt hàng sản xuất, kinh doanh;
- Đổi mới công nghệ sản xuất;
- Tổ chức lại bộ máy quản lý, sáp nhập hoặc chia tách bộ phận sản xuất;
- Bán cổ phần cho chủ nợ và những người khác;
- Bán hoặc cho thuê tài sản;
- Các biện pháp khác không trái quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp không gửi báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời hạn quy định bị phạt bao nhiêu tiền?
Tại Điều 77 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định hành vi không gửi báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh như sau:
Hành vi vi phạm quy định về giám sát thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã không gửi báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong thời hạn quy định.
Tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong các lĩnh vực: hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình là 30.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong các lĩnh vực: thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã là 40.000.000 đồng.
3. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp là 50.000.000 đồng.
4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.
6. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương VIII Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân.
Như vậy, doanh nghiệp có hành vi không gửi báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời hạn quy định sẽ bị phạt từ 2.000.000 đến 6.000.000 đồng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?