Có thể ủy quyền người khác thực hiện sao, chụp bí mật nhà nước được không? Thẩm quyền cho phép thực hiện sao, chụp bí mật nhà nước thuộc về ai?
Sao chụp tài liệu chứa bí mật nhà nước có phạm pháp không?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 về những hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước
...
2. Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật.
...
Theo đó, hành vi sao chụp tài liệu chứa bí mật nhà nước là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của nhà nước.
Do đó, chỉ những người có thẩm quyền mới được phép thực hiện các hoạt động trong bảo vệ bí mật nhà nước.
Thẩm quyền cho phép thực hiện sao, chụp bí mật nhà nước thuộc về ai?
Căn cứ Điều 11 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 có quy định về sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Tại mỗi độ mật của thông tin bí mật quốc gia thì thẩm quyền cho phép sẽ được giao cho những cá nhân hoặc cơ quan khác nhau, cụ thể như sau:
- Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật gồm:
+ Bộ trưởng Bộ Công an;
+ Cục trưởng, Tư lệnh và chức vụ tương đương của đơn vị trực thuộc Bộ;
+ Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Cấp phó của những người kể trên.
- Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tối mật, Mật gồm:
+ Những người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật;
+ Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Công an;
+ Trưởng phòng; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Trung đoàn trưởng và chức vụ tương đương;
+ Cấp phó của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Công an; hoặc cấp phó Trưởng phòng; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Trung đoàn trưởng và chức vụ tương đương.
Có thể ủy quyền người khác thực hiện sao, chụp bí mật nhà nước được không? (Hình từ Internet)
Người có thẩm quyền ủy quyền người khác cho phép thực hiện sao, chụp bí mật nhà nước được không?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 11 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 có quy định về việc ủy quyền thẩm quyền cho phép sao chụp bí mật nhà nước như sau:
Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
...
5. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Việc ủy quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện thường xuyên hoặc theo từng trường hợp cụ thể và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn ủy quyền.
Cấp phó được ủy quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải chịu trách nhiệm về quyết định cho phép sao, chụp của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được ủy quyền không được ủy quyền tiếp cho người khác.
...
Vậy, người có thẩm quyền cho phép sao chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước quy định tại theo quy định pháp luật có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Đồng thời, việc ủy quyền cho cấp phó này cần được xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn ủy quyền bằng văn bản và cấp phó không được ủy quyền tiếp cho người khác.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Mẫu thông báo phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia theo Nghị định 135?
- Tên gọi Đoàn TNCS Hồ Chí Minh qua các thời kỳ?
- Thời hạn công ty phải khai trình việc sử dụng lao động là bao lâu kể từ ngày bắt đầu hoạt động?
- Gây thương tích bao nhiêu phần trăm thì đi tù?