Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có nghĩa vụ gì đối với người lao động?
- Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có nghĩa vụ gì đối với người lao động?
- Chính sách đối với người lao động dôi dư được quy định như thế nào?
- Có các hình thức cổ phần hóa nào? Những đối tượng nào không được mua cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hóa?
Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có nghĩa vụ gì đối với người lao động?
Căn cứ tại khoản 1 và khoản 3 Điều 10 Nghị định 126/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 6 Nghị định 140/2020/NĐ-CP có quy định về nguyên tắc kế thừa quyền và nghĩa vụ của công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, như sau:
Nguyên tắc kế thừa quyền và nghĩa vụ của công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
1. Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm sắp xếp, sử dụng tối đa số lao động tại thời điểm quyết định cổ phần hóa và giải quyết chế độ cho người lao động nghỉ việc, thôi việc theo quy định hiện hành.
Công ty cổ phần có nghĩa vụ kế thừa mọi trách nhiệm đối với người lao động từ doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển sang; có quyền tuyển chọn, bố trí sử dụng lao động và phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có liên quan kiểm tra, xử lý những vấn đề về tài chính để xác định giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyên thành công ty cổ phần.
3. Công ty cổ phần được sử dụng toàn bộ tài sản, nguồn vốn đã nhận bàn giao để tổ chức sản xuất, kinh doanh; kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp cổ phần hóa.
4. Tài sản thừa hoặc thiếu so với giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định và công bố được xử lý như sau:
...
Như vậy, công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có nghĩa vụ kế thừa mọi trách nhiệm đối với người lao động từ: sắp xếp, tuyển chọn, bố trí sử dụng lao động, giải quyết chế độ cho người lao động, hợp đồng lao động...
Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có nghĩa vụ gì đối với người lao động? (Hình từ Internet)
Chính sách đối với người lao động dôi dư được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 43 Nghị định 126/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 6 Nghị định 140/2020/NĐ-CP có quy định về chính sách đối với người lao động dôi dư như sau:
Chính sách đối với người lao động dôi dư
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và người lao động của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa đã được cử xuống làm đại diện phần vốn tại các doanh nghiệp khác mà không bố trí được việc làm tại công ty cổ phần theo phương án sử dụng lao động sẽ được hưởng chính sách đối với người lao động dôi dư theo quy định của pháp luật.
2. Người quản lý doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định bố trí công việc. Trường hợp cơ quan đại diện chủ sở hữu đã tìm mọi biện pháp nhưng không bố trí được việc làm thì được hưởng chính sách như chính sách tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật.
3. Người quản lý doanh nghiệp cấp II quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này do Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ xem xét, quyết định bố trí công việc. Trường hợp đã tìm mọi biện pháp nhưng không bố trí được việc làm thì giải quyết chính sách theo quy định của pháp luật về lao động.
Như vậy, đối với người lao động dôi dư sẽ được giải quyết như sau:
- Không bố trí được việc làm tại công ty cổ phần theo phương án sử dụng lao động sẽ được hưởng chính sách đối với người lao động dôi dư theo quy định của pháp luật. Đối với trường hơp:
+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động
+ Người lao động của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa đã được cử xuống làm đại diện phần vốn tại các doanh nghiệp khác
- Đối với trường hợp người quản lý doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định bố trí công việc. Trường hợp cơ quan đại diện chủ sở hữu đã tìm mọi biện pháp nhưng không bố trí được việc làm thì được hưởng chính sách như chính sách tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật.
- Đối với trường hợp Người quản lý doanh nghiệp cấp II doanh nghiệp do Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ xem xét, quyết định bố trí công việc.
Trường hợp đã tìm mọi biện pháp nhưng không bố trí được việc làm thì giải quyết chính sách theo quy định của pháp luật về lao động.
Có các hình thức cổ phần hóa nào? Những đối tượng nào không được mua cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hóa?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 126/2017/NĐ-CP có quy định các hình thức cổ phần hóa như sau:
Hình thức cổ phần hóa
1. Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
2. Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
3. Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Căn cứ tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 126/2017/NĐ-CP có quy định đối tượng không được mua cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hóa bao gồm:
Đối tượng và điều kiện mua cổ phần
...
4. Các tổ chức, cá nhân không được mua cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hóa bao gồm:
a) Thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc cổ phần hóa doanh nghiệp (trừ các thành viên là đại diện của doanh nghiệp);
b) Các tổ chức tài chính trung gian và các cá nhân thuộc tổ chức này tham gia vào việc thực hiện tư vấn cổ phần hóa, kiểm toán báo cáo tài chính và cơ quan kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp (trừ các tổ chức bảo lãnh phát hành mua số cổ phần chưa phân phối hết theo hợp đồng bảo lãnh);
c) Các công ty con, công ty liên kết trong cùng Tập đoàn, Tổng công ty và tổ hợp công ty mẹ - công ty con;
d) Tổ chức thực hiện bán đấu giá cổ phần và các cá nhân thuộc tổ chức này có liên quan đến cuộc đấu giá;
đ) Người có liên quan theo quy định tại khoản 17 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2014 của tổ chức và cá nhân quy định tại điểm a, điểm b và điểm d khoản này.
Như vậy, có 03 hình thức cổ phần hóa, bao gồm:
- Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
- Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
- Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Những tổ chức, cá nhân sau không được mua cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hóa bao gồm:
- Thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc cổ phần hóa doanh nghiệp (trừ các thành viên là đại diện của doanh nghiệp);
- Các tổ chức tài chính trung gian và các cá nhân thuộc tổ chức này tham gia vào việc thực hiện tư vấn cổ phần hóa, kiểm toán báo cáo tài chính và cơ quan kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp (trừ các tổ chức bảo lãnh phát hành mua số cổ phần chưa phân phối hết theo hợp đồng bảo lãnh);
- Các công ty con, công ty liên kết trong cùng Tập đoàn, Tổng công ty và tổ hợp công ty mẹ - công ty con;
- Tổ chức thực hiện bán đấu giá cổ phần và các cá nhân thuộc tổ chức này có liên quan đến cuộc đấu giá;
- Người có liên quan của tổ chức và cá nhân của:
+ Thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc cổ phần hóa doanh nghiệp (trừ các thành viên là đại diện của doanh nghiệp);
+ Các tổ chức tài chính trung gian và các cá nhân thuộc tổ chức này tham gia vào việc thực hiện tư vấn cổ phần hóa, kiểm toán báo cáo tài chính và cơ quan kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp (trừ các tổ chức bảo lãnh phát hành mua số cổ phần chưa phân phối hết theo hợp đồng bảo lãnh);
+ Tổ chức thực hiện bán đấu giá cổ phần và các cá nhân thuộc tổ chức này có liên quan đến cuộc đấu giá;
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.