Đề thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có bao nhiêu câu hỏi? Thành phần hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng bao gồm những ai?
Đề thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được quy định như thế nào?
Tại Điều 78 Nghị định 15/2021/NĐ-CP có quy định về tổ chức thực hiện sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như sau:
Tổ chức thực hiện sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
1. Trường hợp cá nhân đề nghị cấp mới; điều chỉnh, bổ sung lĩnh vực, nâng hạng chứng chỉ hành nghề thì đề sát hạch bao gồm 05 câu hỏi về kiến thức pháp luật (bao gồm pháp luật chung và pháp luật về xây dựng theo từng lĩnh vực) và 20 câu hỏi về kiến thức chuyên môn có liên quan đến lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. Số điểm tối đa cho mỗi đề sát hạch là 100 điểm, trong đó điểm tối đa cho phần kinh nghiệm nghề nghiệp là 80 điểm, điểm tối đa cho phần kiến thức pháp luật là 20 điểm. Cá nhân có kết quả sát hạch phần kiến thức pháp luật tối thiểu 16 điểm và tổng điểm từ 80 điểm trở lên thì đạt yêu cầu để xem xét cấp chứng chỉ hành nghề.
2. Trường hợp cá nhân được miễn sát hạch về kiến thức chuyên môn thì đề sát hạch bao gồm 10 câu về kiến thức pháp luật. Số điểm tối đa cho mỗi đề sát hạch là 40 điểm. Cá nhân có kết quả sát hạch từ 32 điểm trở lên thì đạt yêu cầu để xem xét cấp chứng chỉ hành nghề.
Như vậy, đề thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được quy định như sau:
- Trường hợp cá nhân đề nghị cấp mới; điều chỉnh, bổ sung lĩnh vực, nâng hạng chứng chỉ hành nghề thì đề sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng bao gồm:
+ 05 câu hỏi về kiến thức pháp luật.
+ 20 câu hỏi về kiến thức chuyên môn có liên quan đến lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
- Trường hợp cá nhân được miễn sát hạch về kiến thức chuyên môn thì đề sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng bao gồm 10 câu về kiến thức pháp luật.
Đề thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có mấy câu hỏi? (Hình từ Internet)
Thành phần hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng bao gồm những ai?
Tại Điều 79 Nghị định 15/2021/NĐ-CP có quy định về hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như sau:
Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
1. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề thành lập hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề để đánh giá cấp chứng chỉ hành nghề.
2. Cơ cấu và số lượng thành viên hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề quyết định.
3. Thành phần hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề do cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng thành lập bao gồm:
a) Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo của cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề;
b) Ủy viên thường trực là công chức, viên chức của cơ quan này;
c) Các ủy viên tham gia hội đồng là những công chức, viên chức có chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực xét cấp chứng chỉ hành nghề, các chuyên gia có trình độ chuyên môn thuộc lĩnh vực xét cấp chứng chỉ hành nghề trong trường hợp cần thiết.
4. Thành phần hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề do tổ chức xã hội - nghề nghiệp thành lập bao gồm:
a) Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo của tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
b) Các ủy viên hội đồng là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
5. Hội đồng hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, theo quy chế do Chủ tịch hội đồng quyết định ban hành.
Như vậy, thành phần hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng do cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng thành lập bao gồm:
- Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo của cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng;
- Ủy viên thường trực là công chức, viên chức của cơ quan này;
- Các ủy viên tham gia hội đồng là những công chức, viên chức có chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.
Thành phần hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng do tổ chức xã hội - nghề nghiệp thành lập bao gồm:
- Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo của tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
- Các ủy viên hội đồng là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
Tổ chức xã hội - nghề nghiệp được công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng khi đáp ứng điều kiện nào?
Tại Điều 81 Nghị định 15/2021/NĐ-CP có quy định về công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như sau:
Công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
1. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp được công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khi đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Có lĩnh vực hoạt động liên quan đến hoạt động xây dựng, có phạm vi hoạt động trên cả nước;
b) Đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hội và phê duyệt điều lệ hội;
c) Đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ tổ chức sát hạch.
2. Hồ sơ đề nghị công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề:
a) Đơn đề nghị công nhận theo Mẫu số 01 Phụ lục V Nghị định này;
b) Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hội và phê duyệt điều lệ hội;
c) Bản kê khai điều kiện cơ sở vật chất phục vụ sát hạch.
3. Trình tự, thực hiện thủ tục công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề:
a) Tổ chức xã hội - nghề nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tới Bộ Xây dựng để được công nhận;
b) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Xây dựng xem xét và ban hành Quyết định công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề. Quyết định công nhận được gửi cho tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành Quyết định.
Như vậy, điều kiện của tổ chức xã hội - nghề nghiệp được công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như sau:
- Có lĩnh vực hoạt động liên quan đến hoạt động xây dựng, có phạm vi hoạt động trên cả nước;
- Đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hội và phê duyệt điều lệ hội;
- Đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ tổ chức sát hạch.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giếng khoan dầu khí cần bảo quản loại 1 bao gồm giếng nào? Giếng khoan dầu khí cần bảo quản loại 1 phải được kiểm tra định kỳ hằng năm đúng không?
- 05 Điều kiện phải đáp ứng khi chọn Tên, biểu tượng của quỹ xã hội, quỹ từ thiện từ 10/12/2024?
- Địa chỉ Ủy ban nhân dân các quận huyện tại TP Hồ Chí Minh?
- Ngày 25 tháng 11 là ngày gì? 25 11 là thứ mấy 2024? 25 tháng 11 có phải là ngày lễ lớn của nước ta không?
- Ban Tiếp công dân trung ương có chức năng như thế nào? Ban Tiếp công dân trung ương có những đơn vị trực thuộc nào?