Cứu hộ hàng hải là gì? Tiên công cứu hộ hàng hải được xác định như thế nào?

Cứu hộ hàng hải là gì? Tiên công cứu hộ hàng hải được xác định như thế nào? Câu hỏi của bạn Hải Quang đến từ tỉnh Bình Dương

Cứu hộ hàng hải là gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 264 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:

Cứu hộ hàng hải
1. Cứu hộ hàng hải là hành động cứu tàu biển hoặc các tài sản trên tàu biển thoát khỏi nguy hiểm hoặc hành động cứu trợ tàu biển đang bị nguy hiểm trên biển, trong vùng nước cảng biển, được thực hiện trên cơ sở hợp đồng cứu hộ hàng hải.
...

Như vậy, theo quy định trên, cứu hộ hàng hải được hiểu là hành động cứu tàu biển hoặc các tài sản trên tàu biển thoát khỏi nguy hiểm hoặc hành động cứu trợ tàu biển đang bị nguy hiểm trên biển, trong vùng nước cảng biển, được thực hiện trên cơ sở hợp đồng cứu hộ hàng hải.

hoat-dong-cuu-ho

Cứu hộ hàng hải là gì? (Hình từ Internet)

Tiền công cứu hộ hàng hải được xác định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 266 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:

Quyền hưởng tiền công cứu hộ
1. Mọi hành động cứu hộ hàng hải mang lại kết quả có ích đều được hưởng tiền công cứu hộ hợp lý.
2. Tiền công cứu hộ bao gồm tiền trả công cứu hộ, chi phí cứu hộ, chi phí vận chuyển, bảo quản tàu biển hoặc tài sản được cứu hộ và tiền thưởng công cứu hộ.
3. Tiền công cứu hộ được trả cả trong trường hợp người cứu hộ có hành động trực tiếp hoặc gián tiếp giúp người được cứu hộ bảo vệ các quyền lợi liên quan đến giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý; cứu hộ tàu biển thuộc cùng một chủ tàu.
4. Hành động cứu hộ trái với sự chỉ định rõ ràng và hợp lý của thuyền trưởng tàu biển được cứu thì không được trả tiền công cứu hộ.

Như vậy, theo quy định trên, mọi hành động cứu hộ hàng hải mang lại kết quả có ích đều được hưởng tiền công cứu hộ hợp lý. Tiền công cứu hộ bao gồm tiền trả công cứu hộ, chi phí cứu hộ, chi phí vận chuyển, bảo quản tàu biển hoặc tài sản được cứu hộ và tiền thưởng công cứu hộ.

Tiền công cứu hộ được trả cả trong trường hợp người cứu hộ có hành động trực tiếp hoặc gián tiếp giúp người được cứu hộ bảo vệ các quyền lợi liên quan đến giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý; cứu hộ tàu biển thuộc cùng một chủ tàu.

Theo quy định tại Điều 267 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015, tiền công cứu hộ được thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng phải hợp lý và không được vượt quá giá trị của tàu biển hoặc tài sản được cứu hộ. Trường hợp tiền công cứu hộ không được thỏa thuận trong hợp đồng hoặc không hợp lý thì tiền công cứu hộ được xác định trên cơ sở sau đây:

- Giá trị của tàu biển và tài sản cứu được;

- Kỹ năng và nỗ lực của người cứu hộ trong việc ngăn ngừa hoặc giảm thiểu thiệt hại ô nhiễm môi trường;

- Hiệu quả cứu hộ của người cứu hộ;

- Tính chất và mức độ nguy hiểm của tai nạn;

- Kỹ năng và nỗ lực của người cứu hộ trong việc cứu hộ tàu biển, người và tài sản trên tàu biển;

- Thời gian, chi phí và các tổn thất liên quan của người cứu hộ;

- Rủi ro về trách nhiệm và rủi ro khác đối với người cứu hộ hoặc thiết bị cứu hộ;

- Tính kịp thời của hoạt động cứu hộ do người cứu hộ thực hiện;

- Tính sẵn sàng, năng lực của tàu và các thiết bị khác sử dụng trong việc cứu hộ;

- Tính sẵn sàng, hiệu quả và giá trị của các thiết bị cứu hộ.

Tiền công cứu hộ hàng hải được phân chia như thế nào?

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 29/2016/TT-BGTVT, phần tiền công cứu hộ hàng hải được phân chia theo cách thức sau đây:

- Chia cho tất cả các thuyền viên có mặt trên tàu khi thực hiện hoạt động cứu hộ.

- Chia theo nguyên tắc tỷ lệ thuận với tiền lương chính của mỗi thuyền viên được hưởng tại thời điểm thực hiện hoạt động cứu hộ.

- Tiền lương chính là số tiền lương mà chủ tàu phải trả cho mỗi thuyền viên hàng tháng trên cơ sở chức danh của họ mà không bao gồm các khoản tiền bồi dưỡng, tiền làm thêm giờ, tiền thưởng hàng tháng, hàng quý hoặc các khoản phụ cấp khác.

- Trường hợp thuyền viên có sự dũng cảm và nỗ lực đặc biệt trong hoạt động cứu hộ thì được hưởng hệ số thưởng. Hệ số thưởng do thuyền bộ đề xuất và thuyền trưởng quyết định.

- Thuyền viên từ chối không thực hiện nhiệm vụ do thuyền trưởng giao hoặc lợi dụng tình huống cứu hộ để vụ lợi hoặc có các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động cứu hộ đều bị tước bỏ quyền được hưởng phần tiền công cứu hộ của mình. Phần tiền này được gộp chung vào tổng số tiền công cứu hộ dành cho thuyền bộ để chia cho số thuyền viên còn lại theo cách thức phân chia quy định tại Điều này.

Trân trọng!

Cứu hộ hàng hải
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cứu hộ hàng hải
Hỏi đáp Pháp luật
Cứu hộ hàng hải là gì? Tiên công cứu hộ hàng hải được xác định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi vi phạm các quy định về tìm kiếm cứu nạn trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam là những hành vi nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về Cứu hộ hàng hải
Hỏi đáp pháp luật
Nguyên tắc xác định tiền công cứu hộ trong Cứu hộ hàng hải
Hỏi đáp pháp luật
Quyền hưởng tiền công cứu hộ trong Cứu hộ hàng hải
Hỏi đáp pháp luật
Tiền công đặc biệt trong cứu hộ hàng hải
Hỏi đáp pháp luật
Quyền giữ tàu biển hoặc tài sản cứu được trong cứu hộ hàng hải
Hỏi đáp pháp luật
Có được hưởng tiền công cứu hộ khi bên cứu hộ có thực hiện cứu tàu biển nhưng không thành công hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cứu hộ hàng hải
Lê Gia Điền
2,398 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào