Những trường hợp nào Thẩm phán không được phân công giải quyết án? Nguyên tắc phân công Thẩm phán giải quyết án được quy định như thế nào?

Xin hỏi Thẩm phán không được phân công giải quyết án trong những trường hợp nào? - Câu hỏi của Thanh Hợp (Quảng Ngãi).

Những trường hợp nào Thẩm phán không được phân công giải quyết án?

Căn cứ Điều 5 Thông tư 01/2022/TT-TANDTC quy định những trường hợp Thẩm phán không được phân công giải quyết án như sau:

Những trường hợp Thẩm phán không được phân công giải quyết án
Tại thời điểm phân công giải quyết án, Thẩm phán thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ không được phân công giải quyết án:
1. Thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay đổi theo quy định của pháp luật tố tụng đối với vụ việc đó.
2. Đang trong thời gian được cử đi biệt phái, công tác, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn có thời hạn từ 01 tháng liên tục trở lên.
3. Đang trong thời gian nghỉ phép, nghỉ chế độ thai sản, nghỉ điều trị bệnh hoặc vì lý do sức khỏe khác mà không thể thực hiện nhiệm vụ.
4. Đang trong thời gian bị kỷ luật, chờ xem xét kỷ luật hoặc thuộc trường hợp bị tạm dừng phân công giải quyết án theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
5. Trường hợp khác mà Thẩm phán không thể thực hiện được nhiệm vụ giải quyết, xét xử vụ việc.

Như vậy, Thẩm phán không được phân công giải quyết án trong các trường hợp sau:

- Thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay đổi theo quy định của pháp luật tố tụng đối với vụ việc đó.

- Đang trong thời gian được cử đi biệt phái, công tác, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn có thời hạn từ 01 tháng liên tục trở lên.

- Đang trong thời gian nghỉ phép, nghỉ chế độ thai sản, nghỉ điều trị bệnh hoặc vì lý do sức khỏe khác mà không thể thực hiện nhiệm vụ.

- Đang trong thời gian bị kỷ luật, chờ xem xét kỷ luật hoặc thuộc trường hợp bị tạm dừng phân công giải quyết án theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

- Trường hợp khác mà Thẩm phán không thể thực hiện được nhiệm vụ giải quyết, xét xử vụ việc.

Những trường hợp nào Thẩm phán không được phân công giải quyết án? Nguyên tắc phân công Thẩm phán giải quyết án được quy định như thế nào?

Những trường hợp nào Thẩm phán không được phân công giải quyết án? Nguyên tắc phân công Thẩm phán giải quyết án được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Danh sách Thẩm phán được phân công giải quyết án phải lập theo trình tự như thế nào?

Theo Điều 7 Thông tư 01/2022/TT-TANDTC quy định trình tự lập Danh sách Thẩm phán được phân công giải quyết án như sau:

Lập danh sách vụ việc và danh sách Thẩm phán
1. Vụ việc Tòa án đã thụ lý phải lập thành danh sách; sắp xếp theo thứ tự thời gian thụ lý và phân chia theo từng loại vụ án, vụ việc (gọi là Danh sách vụ việc).
Danh sách vụ việc được chia thành vụ việc đủ điều kiện được phân công giải quyết án chỉ định và vụ việc được phân công giải quyết án ngẫu nhiên.
2. Thẩm phán thuộc trường hợp được phân công giải quyết án phải lập thành danh theo trình tự như sau (gọi là Danh sách Thẩm phán):
a) Lược bỏ Thẩm phán không được phân công giải quyết án theo hướng dẫn tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 5 Thông tư này ra khỏi Danh sách Thẩm phán;
b) Sắp xếp Thẩm phán theo thứ tự Thẩm phán có số lượng vụ việc đang được giao giải quyết ít hơn đứng trước;
c) Trường hợp các Thẩm phán có số lượng vụ việc đang được giao giải quyết ngang nhau thì sắp xếp Thẩm phán có số lượng vụ việc đang tạm đình chỉ nhiều hơn đứng trước.
d) Trường hợp các Thẩm phán có số lượng vụ việc đang giải quyết ngang nhau; số lượng vụ việc đang tạm đình chỉ giải quyết ngang nhau thì sắp xếp Thẩm phán có số lượng vụ việc quá hạn luật định ít hơn đứng trước;
đ) Trường hợp các Thẩm phán có số lượng vụ việc đang giải quyết, vụ việc đang tạm đình chỉ, vụ việc quá hạn luật định ngang nhau thì sắp xếp Thẩm phán có số lượng vụ việc bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan trong thời hạn 01 năm kể từ ngày phân công ít hơn đứng trước;
e) Trường hợp các Thẩm phán có tiêu chí tại điểm b, c, d và đ khoản này như nhau thì sắp xếp tên Thẩm phán theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt (A, B, C...);
g) Trường hợp Thẩm phán thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi đối với vụ việc cụ thể thì phải được ghi chú trong Danh sách Thẩm phán.
3. Tại Tòa án có Tòa chuyên trách, Tổ Thẩm phán chuyên trách thì phải lập Danh sách Thẩm phán riêng tương ứng với từng Tòa chuyên trách, Tổ Thẩm phán chuyên trách. Thẩm phán đang công tác tại đơn vị không phải là Tòa chuyên trách thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán đó tham gia Danh sách Thẩm phán của ít nhất một Tòa chuyên trách.

Theo đó, danh sách Thẩm phán được phân công giải quyết án phải lập theo trình tự sau:

Bước 1: lược bỏ Thẩm phán không được phân công giải quyết án ra khỏi danh sách Thẩm phán;

Bước 2:

- Sắp xếp Thẩm phán theo thứ tự Thẩm phán có số lượng vụ việc đang được giao giải quyết ít hơn đứng trước;

- Trường hợp các Thẩm phán có số lượng vụ việc đang được giao giải quyết ngang nhau thì sắp xếp Thẩm phán có số lượng vụ việc đang tạm đình chỉ nhiều hơn đứng trước.

- Trường hợp các Thẩm phán có số lượng vụ việc đang giải quyết ngang nhau; số lượng vụ việc đang tạm đình chỉ giải quyết ngang nhau thì sắp xếp Thẩm phán có số lượng vụ việc quá hạn luật định ít hơn đứng trước;

- Trường hợp các Thẩm phán có số lượng vụ việc đang giải quyết, vụ việc đang tạm đình chỉ, vụ việc quá hạn luật định ngang nhau thì sắp xếp Thẩm phán có số lượng vụ việc bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan trong thời hạn 01 năm kể từ ngày phân công ít hơn đứng trước;

Bước 3: Trường hợp các Thẩm phán có tiêu chí trên như nhau thì sắp xếp tên Thẩm phán theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt (A, B, C...);

Bước 4: Trường hợp Thẩm phán thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi đối với vụ việc cụ thể thì phải được ghi chú trong Danh sách Thẩm phán.

Nguyên tắc phân công Thẩm phán giải quyết án được quy định như thế nào?

Tại Điều 3 Thông tư 01/2022/TT-TANDTC quy định về nguyên tắc phân công Thẩm phán giải quyết án như sau:

Việc phân công giải quyết án phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

1. Vô tư, khách quan, ngẫu nhiên.

2. Công bằng, dân chủ, công khai, hợp lý và kịp thời.

3. Bảo đảm chất lượng, hiệu quả xét xử.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tạ Thị Thanh Thảo
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào