Thế nào là hành vi vi phạm quy định về trục vớt tài sản chìm đắm trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa Việt Nam?

Cho tôi hỏi: Hành vi vi phạm quy định về trục vớt tài sản chìm đắm trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa Việt Nam bao gồm những hành vi nào? Mong được tư vấn.

Thế nào là hành vi vi phạm quy định về trục vớt tài sản chìm đắm trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa Việt Nam?

Điều 16 Thông tư 105/2022/TT-BQP quy định về các hành vi được xem là vi phạm các quy định về trục vớt tài sản chìm đắm trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa Việt Nam như sau:

Hành vi vi phạm các quy định về trục vớt tài sản chìm đắm trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Điều 23 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP
Tài sản chìm đắm quy định tại Điều 23 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP bao gồm: Tàu thuyền, hàng hóa hoặc các vật thể khác chìm đắm hoặc trôi nổi trên các tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển, vùng biển Việt Nam hoặc bị trôi dạt vào vùng biển Việt Nam; các quy định có liên quan đến hoạt động trục vớt tài sản chìm đắm thực hiện theo quy định tại Nghị định số 05/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ quy định về xử lý tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam.

Theo quy định nêu trên, hành vi vi phạm các quy định về trục vớt tài sản chìm đắm trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa Việt Nam gồm:

- Hành vi không thông báo, báo cáo hoặc thông báo, báo cáo không đúng theo quy định về tài sản chìm đắm ở biển.

- Không lắp đặt hoặc lắp đặt không kịp thời báo hiệu phù hợp với vị trí tài sản bị chìm đắm;

- Thực hiện việc trục vớt hoặc kết thúc việc trục vớt tài sản bị chìm đắm quá thời gian quy định;

- Trục vớt tài sản chìm đắm khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền;

- Không bàn giao hoặc bàn giao không đầy đủ tài sản chìm đắm ngẫu nhiên trục vớt được theo quy định.

- Hành vi không trục vớt tài sản chìm đắm không gây nguy hiểm theo quy định.

- Hành vi không trục vớt tài sản chìm đắm gây nguy hiểm.

Các tài sản được trục vớt trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa Việt Nam gồm:

+ Tàu thuyền,

+ Hàng hóa hoặc các vật thể khác chìm đắm hoặc trôi nổi trên các tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển, vùng biển Việt Nam hoặc bị trôi dạt vào vùng biển Việt Nam;

Ngoài ra, việc trục vớt tài sản chìm đắm thực hiện theo quy định tại Nghị định 05/2017/NĐ-CP.

Thế nào là hành vi vi phạm các quy định về trục vớt tài sản chìm đắm trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa Việt Nam?

Thế nào là hành vi vi phạm các quy định về trục vớt tài sản chìm đắm trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa Việt Nam? (Hình từ Internet)

Hành vi không trục vớt tài sản chìm đắm gây nguy hiểm trên biển bị phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?

Khoản 4 Điều 23 Nghị định 162/2013/NĐ-CP quy định về mức phạt vi phạm hành chính với hành vi không trục vớt tài sản chìm đắm gây nguy hiểm trên biển như sau:

Vi phạm quy định về trục vớt tài sản chìm đắm trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo, báo cáo hoặc thông báo, báo cáo không đúng theo quy định về tài sản chìm đắm ở biển.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không lắp đặt hoặc lắp đặt không kịp thời báo hiệu phù hợp với vị trí tài sản bị chìm đắm;
b) Thực hiện việc trục vớt hoặc kết thúc việc trục vớt tài sản bị chìm đắm quá thời gian quy định;
c) Trục vớt tài sản chìm đắm khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền;
d) Không bàn giao hoặc bàn giao không đầy đủ tài sản chìm đắm ngẫu nhiên trục vớt được theo quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không trục vớt tài sản chìm đắm không gây nguy hiểm theo quy định.
4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không trục vớt tài sản chìm đắm gây nguy hiểm.
5. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này.

Ngoài ra, khoản 2 Điều 3 Nghị định 162/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và nguyên tắc xử phạt
...
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Theo quy định nêu trên, hành vi không trục vớt tài sản chìm đắm gây nguy hiểm trên biển bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

- Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm.

- Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm.

Nghĩa vụ tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm của chủ sở hữu tài sản được quy định như thế nào?

Khoản 1 Điều 5 Nghị định 05/2017/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ của tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm của chủ sở hữu tài sản như sau:

Nghĩa vụ tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm
1. Chủ sở hữu tài sản chìm đắm có nghĩa vụ tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm và chịu mọi chi phí liên quan đến việc trục vớt tài sản chìm đắm.
Trường hợp tài sản chìm đắm là tàu thuyền, hàng hóa hoặc các vật thể khác được chuyên chở trên tàu thuyền, chủ tàu thuyền có nghĩa vụ trục vớt tài sản chìm đắm và chịu các chi phí liên quan; người quản lý, người khai thác tàu thuyền chịu trách nhiệm liên đới trong việc trục vớt tài sản chìm đắm và thanh toán các chi phí có liên quan đến việc trục vớt tài sản.
2. Đối với tài sản chìm đắm là di sản văn hóa, tài sản chìm đắm liên quan đến an ninh, quốc phòng hoặc tài sản chìm đắm nguy hiểm, chủ sở hữu tài sản chìm đắm có nghĩa vụ lập phương án trục vớt trình cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Nghị định này phê duyệt.
Trường hợp chủ sở hữu tài sản chìm đắm không thực hiện tổ chức trục vớt hoặc trục vớt tài sản chìm đắm không đúng thời hạn yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Nghị định này quyết định việc trục vớt tài sản chìm đắm, trừ trường hợp do sự kiện bất khả kháng. Cảng vụ chủ trì, tổ chức trục vớt đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm.
3. Chủ sở hữu tài sản chìm đắm ngoài việc thực hiện các quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này, còn phải thực hiện các quy định có liên quan của pháp luật về sử dụng biển và pháp luật về tài nguyên, môi trường biển, đảo; đồng thời áp dụng mọi biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu sự cố gây ô nhiễm môi trường. Trường hợp tài sản chìm đắm gây ô nhiễm môi trường, chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải áp dụng ngay mọi biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế tổn thất, xử lý ô nhiễm môi trường và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Theo quy định nêu trên, chủ sở hữu tài sản chìm đắm có nghĩa vụ:

- Tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm và chịu mọi chi phí liên quan đến việc trục vớt tài sản chìm đắm.

- Trường hợp tài sản chìm đắm là tàu thuyền, hàng hóa hoặc các vật thể khác được chuyên chở trên tàu thuyền, chủ tàu thuyền có nghĩa vụ trục vớt tài sản chìm đắm và chịu các chi phí liên quan;

- Người quản lý, người khai thác tàu thuyền chịu trách nhiệm liên đới trong việc trục vớt tài sản chìm đắm và thanh toán các chi phí có liên quan đến việc trục vớt tài sản.

Trân trọng!

Trục vớt tài sản chìm đắm
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Trục vớt tài sản chìm đắm
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào được quyền ưu tiên trong việc giao kết hợp đồng trục vớt tài sản chìm đắm tại nội thủy, lãnh hải Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Thế nào là hành vi vi phạm quy định về trục vớt tài sản chìm đắm trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa Việt Nam?
Hỏi đáp pháp luật
Mức xử phạt đối với hành vi trục vớt tài sản chìm đắm khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền là bao nhiêu?
Hỏi đáp pháp luật
Mức xử phạt đối với hành vi không trục vớt tài sản chìm đắm không gây nguy hiểm theo quy định là bao nhiêu?
Hỏi đáp pháp luật
Mức xử phạt đối với hành vi không trục vớt tài sản chìm đắm gây nguy hiểm là bao nhiêu?
Hỏi đáp pháp luật
Thời hạn trình phương án trục vớt tài sản chìm đắm được quy định như như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thời hạn trình phương án và tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm quyền phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm và quyết định tổ chức trục vớt được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thời hạn thông báo và trục vớt tài sản chìm đắm
Hỏi đáp pháp luật
Trục vớt tài sản chìm đắm gây nguy hiểm
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Trục vớt tài sản chìm đắm
Trần Thúy Nhàn
933 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Trục vớt tài sản chìm đắm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trục vớt tài sản chìm đắm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào