Hành vi vi phạm các quy định về tìm kiếm cứu nạn trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam là những hành vi nào?

Cho tôi hỏi: Hành vi vi phạm các quy định về tìm kiếm cứu nạn trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam là những hành vi nào? Mong được tư vấn.

Hành vi vi phạm các quy định về tìm kiếm cứu nạn trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam là những hành vi nào?

Điều 15 Thông tư 105/2022/TT-BQP quy định về các hành vi được xem là vi phạm các quy định về tìm kiếm cứu nạn trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam như sau:

Hành vi vi phạm các quy định về tìm kiếm, cứu nạn trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Điều 22 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP
Việc xác định các hành vi vi phạm quy định về tìm kiếm, cứu nạn trên biển tại Điều 22 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP thực hiện theo quy định tại Bộ luật Hàng hải năm 2015; Quyết định số 06/2014/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển và Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Theo quy định nêu trên, các hành vi được xem là vi phạm các quy định về tìm kiếm cứu nạn trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam gồm:

- Hành vi phát tín hiệu cấp cứu giả

- Không thực hiện nghĩa vụ theo quy định về tìm kiếm, cứu nạn hàng hải;

- Thực hiện chậm trễ lệnh điều động của cơ quan có thẩm quyền để tìm kiếm, cứu nạn theo quy định

- Hành vi không thực hiện lệnh điều động của cơ quan có thẩm quyền để tìm kiếm, cứu nạn

Ngoài ra, việc xác định các hành vi vi phạm quy định về tìm kiếm cứu nạn trên biển được thực hiện theo quy định tại:

+ Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015;

+ Quyết định 06/2014/QĐ-TTg;

+ Nghị định 30/2017/NĐ-CP.

Hành vi vi phạm các quy định về tìm kiếm cứu nạn trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam là những hành vi nào?

Hành vi vi phạm các quy định về tìm kiếm cứu nạn trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam là những hành vi nào? (Hình từ Internet)

Tàu thuyền có thể từ chối tham gia tìm kiếm cứu nạn trên biển không?

Khoản 5 Điều 12 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng hải như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng hải
1. Gây phương hại hoặc đe dọa gây phương hại đến chủ quyền và an ninh quốc gia.
2. Vận chuyển người, hàng hóa, hành lý, vũ khí, chất phóng xạ, chất phế thải độc hại, chất ma túy trái với quy định của pháp luật.
3. Cố ý tạo chướng ngại vật gây nguy hiểm hoặc làm cản trở giao thông hàng hải.
4. Sử dụng, khai thác tàu biển không đăng ký, đăng kiểm hoặc quá hạn đăng ký, đăng kiểm; giả mạo đăng ký, đăng kiểm.
5. Từ chối tham gia tìm kiếm, cứu nạn trên biển trong trường hợp điều kiện thực tế cho phép.
6. Gây ô nhiễm môi trường.
7. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm người trên tàu biển; chiếm đoạt, cố ý làm hư hỏng hoặc hủy hoại tài sản trên tàu biển; bỏ trốn sau khi gây tai nạn.
8. Gây mất trật tự công cộng, cản trở hoặc chống lại việc thực hiện nhiệm vụ của người thi hành công vụ trên tàu biển và tại cảng biển.
9. Phá hủy, làm hư hỏng, tháo gỡ, trộm cắp cấu kiện, phụ kiện, vật tư, vật liệu xây dựng và các thiết bị của công trình hàng hải.
10. Làm hư hỏng, phá hủy, tự ý di chuyển hoặc làm giảm hiệu lực của báo hiệu hàng hải.
11. Nổ mìn hoặc các vật liệu nổ khác trong phạm vi cảng biển, vùng nước cảng biển, luồng hàng hải khi chưa được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
...

Theo quy định nêu trên, tàu thuyền không được từ chối tham gia tìm kiếm cứu nạn trên biển trong trường hợp điều kiện thực tế cho phép.

Trong trường hợp điều kiện thực tế khó khăn, không cho phép thực hiện tìm kiếm cứu nạn trên biển thì có thể từ chối tham gia tìm kiếm cứu nạn trên biển.

Hành vi không thực hiện nghĩa vụ theo quy định về tìm kiếm cứu nạn hàng hải bị phạt bao nhiêu tiền?

Điểm a khoản 2 Điều 22 Nghị định 162/2013/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính với hành vi không thực hiện nghĩa vụ theo quy định về tìm kiếm cứu nạn hàng hải như sau:

Vi phạm các quy định về tìm kiếm, cứu nạn trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi phát tín hiệu cấp cứu giả.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện nghĩa vụ theo quy định về tìm kiếm, cứu nạn hàng hải;
b) Thực hiện chậm trễ lệnh điều động của cơ quan có thẩm quyền để tìm kiếm, cứu nạn theo quy định.
3. Đối với hành vi không thực hiện lệnh điều động của cơ quan có thẩm quyền để tìm kiếm, cứu nạn theo quy định sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 500 GT;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000 GT;
c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên.
4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.

Ngoài ra, khoản 2 Điều 3 Nghị định 162/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và nguyên tắc xử phạt
...
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Theo quy định nêu trên, hành vi không thực hiện nghĩa vụ theo quy định về tìm kiếm cứu nạn hàng hải bị xử phạt hành chính như sau:

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm

- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm

Ngoài ra, với hành vi vi phạm này còn áp dụng hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng từ 03 tháng đến 06 tháng.

Trân trọng!

Cứu hộ hàng hải
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cứu hộ hàng hải
Hỏi đáp Pháp luật
Cứu hộ hàng hải là gì? Tiên công cứu hộ hàng hải được xác định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi vi phạm các quy định về tìm kiếm cứu nạn trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam là những hành vi nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về Cứu hộ hàng hải
Hỏi đáp pháp luật
Nguyên tắc xác định tiền công cứu hộ trong Cứu hộ hàng hải
Hỏi đáp pháp luật
Quyền hưởng tiền công cứu hộ trong Cứu hộ hàng hải
Hỏi đáp pháp luật
Tiền công đặc biệt trong cứu hộ hàng hải
Hỏi đáp pháp luật
Quyền giữ tàu biển hoặc tài sản cứu được trong cứu hộ hàng hải
Hỏi đáp pháp luật
Có được hưởng tiền công cứu hộ khi bên cứu hộ có thực hiện cứu tàu biển nhưng không thành công hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cứu hộ hàng hải
Trần Thúy Nhàn
827 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào