Bộ đội, công an nghĩa vụ đã xuất ngũ trở về địa phương có được hỗ trợ bảo hiểm y tế hay không?

Cho hỏi quy định hỗ trợ bảo hiểm y tế cho bộ đội, công an nghĩa vụ đã xuất ngũ trở về địa phương hiện nay như thế nào? Câu hỏi của anh Tâm (Bắc Giang)

Bộ đội, công an nghĩa vụ đã xuất ngũ trở về địa phương có được hỗ trợ bảo hiểm y tế hay không?

Tại Công văn 1340/BYT-VPB1 năm 2023 về trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới sau kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Bộ Y tế có trả lời về quy định hỗ trợ bảo hiểm y tế cho bộ đội, công an nghĩa vụ đã xuất ngũ trở về địa phương như sau:

Hiện nay theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng quân nhân, binh sỹ đang tại ngũ, chưa có quy định hỗ trợ bảo hiểm y tế cho bộ đội, công an nghĩa vụ đã xuất ngũ trở về địa phương. Đối với nhóm đối tượng này, có thể tham gia Bảo hiểm Y tế theo quy định tại Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế. Bộ Y tế sẽ nghiên cứu, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, trình cấp có thẩm quyền khi xây dựng Đề án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi.

Như vậy, hiện nay chưa có quy định nào về hỗ trợ bảo hiểm y tế cho bộ đội, công an nghĩa vụ đã xuất ngũ trở về địa phương.

Bộ Y tế sẽ nghiên cứu, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, trình cấp có thẩm quyền khi xây dựng Đề án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi.

Quy định hỗ trợ bảo hiểm y tế cho bộ đội, công an nghĩa vụ đã xuất ngũ trở về địa phương?

Quy định hỗ trợ bảo hiểm y tế cho bộ đội, công an nghĩa vụ đã xuất ngũ trở về địa phương? (Hình từ Internet)

Thẻ bảo hiểm y tế không có ảnh có sử dụng được không?

Tại Điều 28 Luật Bảo hiểm y tế 2008 có quy định về thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế như sau:

Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó; đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế.
2. Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này trước khi ra viện.
3. Trường hợp chuyển tuyến điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có hồ sơ chuyển viện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Như vậy, người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.

Chính vì vậy, nếu thẻ bảo hiểm y tế không có ảnh vẫn sử dụng được nhưng phải xuất trình thêm giấy tờ chứng minh về nhân thân.

Bảo hiểm y tế có thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh hay không?

Tại Điều 26 Nghị định 146/2018/NĐ-CP có quy định về thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh như sau:

Thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh
1. Người tham gia bảo hiểm y tế thuộc đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 7, 8, 9 và 11 Điều 3 Nghị định này trong trường hợp cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện lên tuyến trên, bao gồm:
a) Từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh;
b) Từ tuyến huyện lên tuyến trung ương.
2. Mức thanh toán chi phí vận chuyển:
a) Trường hợp sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định chuyển tuyến thì quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận chuyển cả chiều đi và về cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó theo mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách thực tế giữa hai cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giá xăng tại thời điểm chuyển người bệnh. Nếu có nhiều hơn một người bệnh cùng được vận chuyển trên một phương tiện thì mức thanh toán cũng chỉ được tính như đối với vận chuyển một người bệnh. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận người bệnh ký xác nhận trên phiếu điều xe của cơ sở chuyển người bệnh đi; trường hợp ngoài giờ hành chính thì phải có chữ ký của bác sỹ tiếp nhận người bệnh;
b) Trường hợp không sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận chuyển một chiều (chiều đi) cho người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách thực tế giữa hai cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giá xăng tại thời điểm chuyển người bệnh lên tuyến trên. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định chuyển tuyến có trách nhiệm thanh toán khoản chi này trực tiếp cho người bệnh trước khi chuyển tuyến, sau đó thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội.

Như vậy, một số đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được bảo hiểm y tế chi trả chi phí vận chuyển nếu cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện lên tuyến trên, bao gồm:

- Từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh;

- Từ tuyến huyện lên tuyến trung ương.

Trân trọng!

Hỗ trợ bảo hiểm y tế
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hỗ trợ bảo hiểm y tế
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ đội, công an nghĩa vụ đã xuất ngũ trở về địa phương có được hỗ trợ bảo hiểm y tế hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hỗ trợ bảo hiểm y tế
5,737 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hỗ trợ bảo hiểm y tế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào