Người thi hành án phạt quản chế phải đi chữa bệnh thì thời gian đi chữa bệnh được tính như thế nào?

Cho em hỏi, bạn em là người đang thi hành án phạt quản chế nhưng phải đi chữa bệnh thì thời gian đi khỏi nơi quản chế được tính như thế nào?- Câu hỏi của bạn Trinh (Phú Quốc).

Người thi hành án phạt quản chế phải đi chữa bệnh thì thời gian đi chữa bệnh được tính như thế nào?

Tại Điều 115 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định thời gian đi khỏi nơi quản chế khi người thi hành án phạt quản chế phải đi chữa bệnh như sau:

Giải quyết trường hợp người chấp hành án phạt quản chế đi khỏi nơi quản chế
1. Trường hợp có lý do chính đáng, người chấp hành án có thể được cấp giấy phép đi khỏi nơi quản chế. Thẩm quyền cấp giấy phép như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản chế cấp giấy phép đi lại trong phạm vi cấp huyện nơi quản chế;
b) Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện cấp giấy phép đi lại trong phạm vi cấp tỉnh nơi quản chế;
c) Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh cấp giấy phép đi ra ngoài phạm vi cấp tỉnh nơi quản chế.
2. Thời hạn người chấp hành án được phép đi khỏi nơi quản chế do người có thẩm quyền cấp giấy phép quyết định, nhưng mỗi lần không quá 10 ngày. Trường hợp người chấp hành án phải đi chữa bệnh thì thời gian đi khỏi nơi quản chế theo thời gian điều trị của cơ sở chữa bệnh.

Như vậy, người chấp hành thi hành án phạt quản chế nhưng phải đi chữa bệnh thì thời gian đi khỏi nơi quản chế sẽ thực hiện theo thời gian điều trị của cơ sở chữa bệnh.

Khi được phép đi khỏi nơi quản chế thì người thi hành án phạt quản chế cần thực hiện nghĩa vụ gì?

Tại Điều 114 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định quyền và nghĩa vụ của người chấp hành án phạt quản chế như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành án phạt quản chế
1. Người chấp hành án có các quyền sau đây:
a) Sinh sống cùng gia đình tại nơi quản chế;
b) Lựa chọn việc làm thích hợp, trừ những ngành, nghề hoặc công việc mà người chấp hành án không được làm theo quy định của pháp luật; được hưởng thành quả lao động do mình làm ra;
c) Tự do đi lại trong phạm vi xã, phường, thị trấn nơi quản chế;
d) Được xét miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại theo quy định tại Điều 117 của Luật này.
2. Người chấp hành án có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chịu sự kiểm soát, giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp xã và nhân dân địa phương; không được tự ý rời khỏi nơi quản chế;
b) Mỗi tháng một lần vào tuần đầu của tháng, trình diện và báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản chế việc chấp hành quy định về quản chế;
c) Có mặt tại địa điểm quy định khi Ủy ban nhân dân cấp xã triệu tập, nếu vắng mặt phải có lý do chính đáng;
d) Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật và quy định của chính quyền địa phương; tích cực lao động, học tập, cải tạo để trở thành người có ích cho xã hội;
đ) Trường hợp được phép đi khỏi nơi quản chế, người chấp hành án phạt quản chế phải khai báo tạm vắng; trình diện, xuất trình giấy phép, làm thủ tục đăng ký tạm trú, lưu trú với Công an cấp xã nơi đến theo quy định; trở về nơi quản chế đúng thời hạn và trình diện với Ủy ban nhân dân cấp xã.

Như vậy, khi được phép đi khỏi nơi quản chế thì người chấp hành án phạt quản chế phải khai báo tạm vắng; trình diện, xuất trình giấy phép, làm thủ tục đăng ký tạm trú, lưu trú với Công an cấp xã nơi đến theo quy định; trở về nơi quản chế đúng thời hạn và trình diện với Ủy ban nhân dân cấp xã.

Nếu không có giấy phép mà tự ý rời khỏi nơi quản chế thì người chấp hành án phạt quản chế bị xử lý như thế nào?

Tại Điều 116 Luật thi hành án hình sự 2019 quy định xử lý người chấp hành án phạt quản chế vi phạm nghĩa vụ như sau:

Xử lý người chấp hành án phạt quản chế vi phạm nghĩa vụ
1. Trường hợp người chấp hành án vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 114 của Luật này thì Công an cấp xã lập biên bản vi phạm nghĩa vụ, lưu hồ sơ thi hành án.
2. Người chấp hành án phạt quản chế đi khỏi nơi quản chế mà không có giấy phép hoặc vi phạm quy định ghi trong giấy phép nếu không có lý do chính đáng thì thời gian này không được tính vào thời hạn chấp hành án phạt quản chế.
Người chấp hành án phạt quản chế vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 114 của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, người chấp hành án phạt quản chế nhưng chưa có sự cho phép mà tự ý rời khỏi nơi quản chế thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trân trọng!

Thi hành án phạt quản chế
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thi hành án phạt quản chế
Hỏi đáp pháp luật
Quản chế là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Quản chế hành chính là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Hình phạt quản chế được quy định như thế nào trong Bộ Luật Hình sự 2015?
Hỏi đáp pháp luật
Hình phạt quản chế theo Bộ luật hình sự 1985
Hỏi đáp pháp luật
Có được đi nơi khác chữa bệnh khi đang bị quản chế không?
Hỏi đáp pháp luật
Thời gian quản chế sau khi ra tù trong bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Người thi hành án phạt quản chế phải đi chữa bệnh thì thời gian đi chữa bệnh được tính như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thi hành án phạt quản chế
Lương Thị Tâm Như
438 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào