Người vận chuyển tàu biển có được miễn trách nhiệm khi xảy ra tình trạng bạo động hoặc gây rối trên tàu biển không?
- Người vận chuyển tàu biển có được miễn trách nhiệm khi xảy ra tình trạng bạo động hoặc gây rối trên tàu không?
- Trong trường hợp xảy ra tình trạng bất khả kháng dẫn đến việc chậm trả hàng thì người vận chuyện có phải chịu trách nhiệm không?
- Trường hợp nào bị mất quyền giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển?
Người vận chuyển tàu biển có được miễn trách nhiệm khi xảy ra tình trạng bạo động hoặc gây rối trên tàu không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 151 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:
Miễn trách nhiệm của người vận chuyển
,,,
2. Người vận chuyển được miễn hoàn toàn trách nhiệm, nếu tổn thất hàng hóa xảy ra trong trường hợp sau đây:
a) Lỗi của thuyền trưởng, thuyền viên, hoa tiêu hàng hải hoặc người làm công của người vận chuyển trong việc điều khiển hoặc quản trị tàu;
b) Hỏa hoạn không do người vận chuyển gây ra;
c) Thảm họa hoặc tai nạn hàng hải trên biển, vùng nước cảng biển mà tàu biển được phép hoạt động;
d) Thiên tai;
đ) Chiến tranh;
e) Hành động xâm phạm trật tự và an toàn công cộng mà bản thân người vận chuyển không gây ra;
g) Hành động bắt giữ của người dân hoặc cưỡng chế của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác;
h) Hạn chế về phòng dịch;
i) Hành động hoặc sự sơ suất của người giao hàng, chủ sở hữu hàng, đại lý hoặc đại diện của họ;
k) Đình công hoặc các hành động tương tự khác của người lao động do bất kỳ nguyên nhân nào làm đình trệ hoàn toàn hoặc một phần công việc;
l) Bạo động hoặc gây rối;
m) Hành động cứu người hoặc cứu tài sản trên biển;
n) Hao hụt về khối lượng, trọng lượng hoặc mất mát, hư hỏng khác của hàng hóa xảy ra do chất lượng, khuyết tật ẩn tỳ hoặc khuyết tật khác của hàng hóa;
o) Hàng hóa không được đóng gói đúng quy cách;
p) Hàng hóa không được đánh dấu ký, mã hiệu đúng quy cách hoặc không phù hợp;
q) Khuyết tật ẩn tỳ của tàu biển mà những người có trách nhiệm không phát hiện được, mặc dù đã thực hiện nhiệm vụ một cách mẫn cán;
r) Bất kỳ nguyên nhân nào khác xảy ra mà người vận chuyển không có lỗi hoặc không cố ý gây ra tổn thất hoặc không phải do người làm công, đại lý của người vận chuyển có lỗi gây ra. Trường hợp có người được hưởng quyền miễn hoàn toàn trách nhiệm của người vận chuyển theo quy định của pháp luật hoặc theo sự thỏa thuận ghi trong hợp đồng thì người đó phải chứng minh rằng người vận chuyển đã không có lỗi, không cố ý hoặc những người làm công, đại lý của người vận chuyển cũng không có lỗi hoặc không cố ý gây ra sự mất mát, hư hỏng của hàng hóa.
...
Như vậy, theo quy định trên, người vận chuyển được miễn hoàn toàn trách nhiệm nếu tổn thất hàng hóa xảy ra trong trường hợp xảy ra tình trạng bạo động hoặc gây rối trên tàu.
Người vận chuyển tàu biển có được miễn trách nhiệm khi xảy ra tình trạng bạo động hoặc gây rối trên tàu không? (Hình từ Internet)
Trong trường hợp xảy ra tình trạng bất khả kháng dẫn đến việc chậm trả hàng thì người vận chuyện có phải chịu trách nhiệm không?
Căn cứ khoản 3 Điều 151 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:
Miễn trách nhiệm của người vận chuyển
...
3. Chậm trả hàng là việc hàng hóa không được trả trong khoảng thời gian đã thỏa thuận theo hợp đồng hoặc trong khoảng thời gian hợp lý cần thiết mà người vận chuyển mẫn cán có thể trả hàng đối với trường hợp không có thỏa thuận. Người vận chuyển không phải chịu trách nhiệm đối với việc chậm trả hàng trong trường hợp sau đây:
a) Đi chệch tuyến đường khi đã có sự chấp thuận của người giao hàng;
b) Nguyên nhân bất khả kháng;
c) Phải cứu người hoặc trợ giúp tàu khác đang gặp nguy hiểm khi tính mạng con người trên tàu có thể bị đe dọa;
d) Cần thời gian để cấp cứu cho thuyền viên hoặc người trên tàu
Như vậy, theo quy định trên, trường hợp xảy ra tình trạng bất khả kháng dẫn đến việc chậm trả hàng thì người vận chuyển cũng không phải chịu trách nhiệm đối với việc chậm trả hàng.
Trường hợp nào bị mất quyền giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển?
Căn cứ tại Điều 153 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:
Mất quyền giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển
1. Người vận chuyển mất quyền giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển quy định tại Điều 152 của Bộ luật này nếu người khiếu nại chứng minh được mất mát, hư hỏng hàng hóa là hậu quả do người vận chuyển đã có hành vi cố ý gây mất mát, hư hỏng, chậm trả hàng hoặc cẩu thả và biết rằng việc mất mát, hư hỏng hoặc chậm trả hàng đó có thể xảy ra.
2. Người làm công, đại lý của người vận chuyển thực hiện với chủ định gây ra mất mát, hư hỏng hàng hóa, chậm trả hàng hoặc cẩu thả và biết rằng việc mất mát, hư hỏng hoặc chậm trả hàng đó có thể xảy ra cũng không được giới hạn trách nhiệm quy định tại Mục này.
Như vậy, trường hợp người khiếu nại chứng minh được sự mất mát, hư hỏng hàng hóa là hậu quả do người vận chuyển đã có hành vi cố ý gây ra hoặc người làm công, đại lý của người vận chuyển thực hiện với chủ định gây ra mất mát, hư hỏng hàng hóa, chậm trả hàng, cẩu thả và biết rằng việc mất mát, hư hỏng, chậm trả hàng đó có thể xảy ra thì không được giới hạn trách nhiệm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Thư gửi thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm 2024?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại tỉnh Đồng Tháp từ ngày 11/11/2024?
- Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng có phải là căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương?
- Từ 1/1/2025, được hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần trong trường hợp nào?
- Trình tự, thủ tục thành lập khu kinh tế như thế nào?