Có được thay đổi phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện trước khi thực hiện xong phương thức đóng đó không?

Hồ sơ đăng ký lại phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện? Phương thức hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định như nào?

Hồ sơ đăng ký lại phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện?

Tại Điều 13 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:

Thủ tục đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Hồ sơ đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm:
a) Sổ bảo hiểm xã hội;
b) Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Giải quyết đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
a) Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nộp hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này cho cơ quan bảo hiểm xã hội;
b) Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết trong ngày đối với trường hợp nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Như vậy, hồ sơ đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm:

- Sổ bảo hiểm xã hội.

- Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội.

Có được thực hiện thay đổi phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện trước khi thực hiện xong phương thức đóng trước đó không?

Có được thực hiện thay đổi phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện trước khi thực hiện xong phương thức đóng trước đó không? (Hình từ Internet)

Có được thực hiện thay đổi phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện trước khi thực hiện xong phương thức đóng trước đó không?

Tại Điều 11 Nghị định 134/2015/NĐ-CP thay đổi phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định như sau:

Thay đổi phương thức đóng, mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Người đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được thay đổi phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Việc thay đổi phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện ít nhất là sau khi thực hiện xong phương thức đóng đã chọn trước đó.

Như vậy, khi phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì người tham gia phải thực hiện ít nhất là sau khi thực hiện xong phương thức đóng đã chọn trước đó.

Phương thức hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định như nào?

Tại Điều 14 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định phương thức hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyên như sau:

Hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Mức hỗ trợ và đối tượng hỗ trợ:
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này, cụ thể:
a) Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo;
b) Bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;
c) Bằng 10% đối với các đối tượng khác.
Khuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ sẽ xem xét điều chỉnh mức hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho phù hợp.
2. Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm (120 tháng).
3. Phương thức hỗ trợ:
a) Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc đối tượng được hỗ trợ nộp số tiền đóng bảo hiểm xã hội phần thuộc trách nhiệm đóng của mình cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc đại lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện do cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ định;
b) Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội tổng hợp số đối tượng được hỗ trợ, số tiền thu của đối tượng và số tiền, ngân sách nhà nước hỗ trợ theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính, gửi cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội;
c) Cơ quan tài chính căn cứ quy định về phân cấp quản lý ngân sách của địa phương và bảng tổng hợp đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ do cơ quan Bảo hiểm xã hội chuyển đến, có trách nhiệm chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội mỗi quý một lần; chậm nhất đến ngày 31 tháng 12 hằng năm phải thực hiện xong việc chuyển kinh phí hỗ trợ vào quỹ bảo hiểm xã hội của năm đó.
4. Kinh phí hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện do ngân sách địa phương đảm bảo theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành; ngân sách trung ương hỗ trợ đối với các địa phương ngân sách khó khăn.

Như vậy, có 3 phương thức hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:

Phương thức 1: Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc đối tượng được hỗ trợ nộp số tiền đóng bảo hiểm xã hội phần thuộc trách nhiệm đóng của mình cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc đại lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện do cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ định;

Phương thức 2: Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội tổng hợp số đối tượng được hỗ trợ, số tiền thu của đối tượng và số tiền, ngân sách nhà nước hỗ trợ theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính, gửi cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội;

Phương thứ 3: Cơ quan tài chính căn cứ quy định về phân cấp quản lý ngân sách của địa phương và bảng tổng hợp đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ do cơ quan Bảo hiểm xã hội chuyển đến, có trách nhiệm chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội mỗi quý một lần.

Trân trọng!

Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn đăng ký đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện online năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách đóng tiếp BHXH tự nguyện online mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tự đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện trong khi hưởng trợ cấp thất nghiệp thì có bị chấm dứt hưởng trợ cấp hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Mức đóng Bảo hiểm tự nguyện thấp nhất là bao nhiêu?
Hỏi đáp pháp luật
Một đơn vị đóng bảo hiểm cho bao nhiêu người?
Hỏi đáp pháp luật
Có thể chuyển sang đóng bảo hiểm tự nguyện được không?
Hỏi đáp pháp luật
Một số quy định về đóng Bảo hiểm tự nguyện
Hỏi đáp pháp luật
Đóng bảo hiểm tự nguyện
Hỏi đáp pháp luật
Đóng Bảo Hiểm Tự Nguyện và Các Chế Độ
Hỏi đáp pháp luật
Khi được tuyển dụng thì thời gian đóng bảo hiểm có được cộng dồn
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Lương Thị Tâm Như
289 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào