Những hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước từ ngày 01/05/2023?
Đối tượng nào sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước?
Căn cứ tại Điều 4 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước 2023 quy đinh về đối tượng bị xử phạt như sau:
Đối tượng bị xử phạt
1. Cá nhân quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 5 của Luật Xử lý vi phạm hành chính thực hiện hành vi quy định tại Chương II của Pháp lệnh này.
2. Tổ chức quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 5 của Luật Xử lý vi phạm hành chính thực hiện hành vi quy định tại Chương II của Pháp lệnh này.
3. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước bao gồm:
- Cá nhân thực hiện hành vi vi phạm được quy định tại Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước 2023 gồm:
+ Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
+ Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam;
+ Trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác
- Tổ chức thực hiện hành vi vi phạm được quy định tại Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước 2023 gồm:
+ Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra.
+ Tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam;
+ Trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
- Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.
Từ ngày 01/05/2023, những hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước? (Hình từ Internet)
Những hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước?
Căn cứ tại Điều 5 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước 2023 quy đinh về các hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước, như sau:
Các hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước
1. Các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 8 của Luật Kiểm toán nhà nước.
2. Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán quy định tại Điều 57 và Điều 58 của Luật Kiểm toán nhà nước.
3. Hành vi vi phạm quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động kiểm toán nhà nước quy định tại Điều 68 của Luật Kiểm toán nhà nước.
Như vậy, các hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước là:
- Các hành vi bị nghiêm cấm đối với đơn vị được kiểm toán; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán
+ Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho cuộc kiểm toán theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước;
+ Cản trở công việc của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước;
+ Báo cáo sai lệch, không trung thực, không đầy đủ, kịp thời hoặc thiếu khách quan thông tin liên quan đến cuộc kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;
+ Mua chuộc, đưa hối lộ cho Kiểm toán viên nhà nước và cộng tác viên Kiểm toán nhà nước;
+ Che giấu các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính công, tài sản công.
+ Nghiêm cấm mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán, kết quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước, cộng tác viên Kiểm toán nhà nước.
- Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán.
- Hành vi vi phạm quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động kiểm toán nhà nước.
Các hình thức xử phạt chính và các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước?
Căn cứ tại Điều 6 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước 2023 quy đinh về hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng trong xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực kiểm toán nhà nước bao gồm:
a) Buộc cải chính thông tin, tài liệu, dữ liệu có nội dung sai lệch, không chính xác hoặc không trung thực;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp (nếu có) do thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.
Theo đó, có 02 hình thức xử phạt chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước bao gồm:
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền
02 biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng trong xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực kiếm toán nhà nước bao gồm:
- Buộc cải chính thông tin, tài liệu, dữ liệu có nội dung sai lệch, không chính xác hoặc không trung thực;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp (nếu có) do thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.
Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước 2023 có hiệu lực từ 01/05/2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người học Thạc sĩ Luật bị buộc thôi học trong trường hợp nào?
- Chi tiết Lịch Tết 2025? Xem Lịch Vạn niên 2025? Tết Âm lịch 2025 nghỉ từ mùng mấy?
- Lịch vạn niên 2025 - Lịch âm 2025 - Lịch Tết 2025: Chi tiết, đầy đủ, mới nhất cả năm 2025?
- Việc thực hiện quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất thực hiện như thế nào?
- Cách đăng nhập VNeID trên máy mới tại nhà khi mất, hư điện thoại 2024?