Muốn được bổ nhiệm hòa giải viên cần đáp ứng những yêu cầu nào? Những nhà chuyên môn, chuyên gia cần điều kiện gì để trở thành hòa giải viên?
Muốn được bổ nhiệm hòa giải viên cần đáp ứng những yêu cầu nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 về điều kiện bổ nhiệm hòa giải viên có quy định như sau:
Điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Hòa giải viên:
a) Đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên Viện kiểm sát, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên; luật sư, chuyên gia, nhà chuyên môn khác có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác; người có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư;
b) Có kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải, đối thoại;
c) Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại do cơ sở đào tạo của Tòa án nhân dân tối cao cấp, trừ người đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án ngạch Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp, Thư ký Tòa án ngạch Thư ký viên chính, Thư ký viên cao cấp, Kiểm sát viên, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên.
Theo đó, muốn được bổ nhiệm hòa giải viên cần đáp ứng những yêu cầu sau đây:
- Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật;
- Đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên Viện kiểm sát, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên; luật sư, chuyên gia, nhà chuyên môn khác có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác; người có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư;
- Có kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải, đối thoại;
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại do cơ sở đào tạo của Tòa án nhân dân tối cao cấp, trừ người đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án ngạch Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp, Thư ký Tòa án ngạch Thư ký viên chính, Thư ký viên cao cấp, Kiểm sát viên, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên.
Muốn được bổ nhiệm hòa giải viên cần đáp ứng những yêu cầu nào? Những nhà chuyên môn, chuyên gia cần điều kiện gì để trở thành hòa giải viên? (Hình từ Internet)
Hòa giải viên là những nhà chuyên môn, chuyên gia được xác định như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 01/2023/TT-TANDTC về điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án có quy định như sau:
Xác định chuyên gia, nhà chuyên môn khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Chuyên gia, nhà chuyên môn khác là người được đào tạo chuyên sâu, có kỹ năng thực hành công việc, có kinh nghiệm thực tiễn, lý luận chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể.
Ví dụ: chuyên gia tâm lý học, chuyên gia tài chính, chuyên gia sở hữu trí tuệ,.....
Vậy, những chuyên gia, nhà chuyên môn khác được đề cập tại điểm a khoản 1 Điều 10 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 là người được đào tạo chuyên sâu, có kỹ năng thực hành công việc, có kinh nghiệm thực tiễn, lý luận chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể.
Người có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư được bổ nhiệm là hòa giải viên được xác định như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 01/2023/TT-TANDTC về điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án có quy định như sau:
Xác định người có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Người có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư là người hiểu biết về văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán, dân tộc; có mối liên hệ chặt chẽ và có ảnh hưởng trong dòng họ, dân tộc và cộng đồng dân cư; có khả năng quy tụ, tập hợp đồng bảo trong phạm vi nhất định, được người dân trong cộng đồng tín nhiệm, tin tưởng, nghe và làm theo.
Ví dụ: già làng, trưởng bản,... tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bảo dân tộc thiểu số là người có uy tín, có hiểu biết phong tục tập quán trong cộng đồng dân cư.
Vậy, người có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư được đề cập tại điểm a khoản 1 Điều 10 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 là người hiểu biết về văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán, dân tộc;
Ngoài ra, người có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng là người có mối liên hệ chặt chẽ và có ảnh hưởng trong dòng họ, dân tộc và cộng đồng dân cư; có khả năng quy tụ, tập hợp đồng bảo trong phạm vi nhất định, được người dân trong cộng đồng tín nhiệm, tin tưởng, nghe và làm theo.
Thông tư 01/2023/TT-TANDTC có hiệu lực từ ngày 25/4/2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ: Xây dựng lực lượng nào hùng hậu, chất lượng ngày càng cao; xây dựng dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp....?
- Tài liệu luyện thi IOE lớp 7 có đáp án cho học sinh tham khảo file Word tải về?
- Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào (Bộ Tư lệnh 959) trực thuộc Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam vào thời gian nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa qua mạng 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ mới nhất năm 2025 theo Thông tư 22?
- Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định nhiệm vụ xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam?