Kinh phí cho việc thực hiện kế hoạch hoạt động phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ Y tế năm 2023 lên tới 5 tỷ đồng?
- Kế hoạch hoạt động phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ Y tế năm 2023 có kinh phí thực hiện như thế nào?
- Yêu cầu trong thực hiện kế hoạch hoạt động phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ Y tế năm 2023?
- Sở Y tế thực hiện những hoạt động gì để triển khai kế hoạch hoạt động phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ Y tế năm 2023?
Kế hoạch hoạt động phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ Y tế năm 2023 có kinh phí thực hiện như thế nào?
Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định 1342/QĐ-BYT năm 2023 quy định về ngân sách, kinh phí sử dụng cho việc thực hiện kế hoạch hoạt động phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ Y tế năm 2023 như sau:
Theo quy định nêu trên, mức kinh phí chi cho việc thực hiện kế hoạch hoạt động phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ Y tế năm 2023 lên đến 5 tỷ đồng, gồm các khoản cụ thể như sau:
- Hoạt động tổ chức tập huấn cho đội hỗ trợ y tế khẩn cấp (EMT) các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; có kinh phí là 100 triệu đồng.
- Hoạt động tổ chức huấn luyện, diễn tập cho cán bộ quân và dân y tham gia ứng phó sự cố thiên tai, dịch bệnh; có kinh phí là 350 triệu đồng.
- Nội dung chi công tác phí kiểm tra, giám sát các địa phương, đơn vị về công tác phòng chống thiên tai, thảm họa và tìm kiếm cứu nạn; có kinh phí là 300 triệu đồng.
- Nội dung chi trả tiếp nhận, vận chuyển, xuất cấp, giao nhận hàng hóa phòng chống thiên tai thảm họa, kiểm nghiệm chất lượng hàng hóa; có kinh phí là 70 triệu đồng.
- Nội dung chi bảo quản hàng hóa phòng chống thiên tai thảm họa; có kinh phí là 800 triệu đồng.
- Nội dung chi đoàn ra (tham gia hội thảo, tập huấn, diễn tập tại nước ngoài) trong khuôn khổ Dự án ARCH; có kinh phí là 150 triệu đồng.
- Kinh phí chi cho truyền thông về công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; có kinh phí là 350 triệu đồng.
- Kinh phí cho mua sắm hóa chất phục vụ công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (Chloramin B) là 2.8 tỷ đồng.
- Kinh phí cho những khoản chi khác (văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, phô tô tài liệu, bảo trì phần mềm kế toán...) là 80 triệu đồng.
Kinh phí cho việc thực hiện kế hoạch hoạt động phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ Y tế năm 2023 lên tới 5 tỷ đồng? (Hình từ Internet)
Yêu cầu trong thực hiện kế hoạch hoạt động phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ Y tế năm 2023?
Tiểu mục 2 Mục I Kế hoạch hoạt động phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023 ban hành kèm theo Quyết định 1342/QĐ-BYT năm 2023 quy định về yêu cầu trong thực hiện kế hoạch như sau:
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Sẵn sàng ứng phó kịp thời, có hiệu quả về y tế trong các tình huống thiên tai, thảm họa và tìm kiếm cứu nạn; nhanh chóng khắc phục hậu quả sau thiên tai, thảm họa nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, thảm họa gây ra.
2. Yêu cầu
2.1. Thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/03/2020 của Ban Bí thư; Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/06/2018 của Chính phủ; Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 01/06/2022 và Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 09/07/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quyết định số 1651/QĐ-TTg ngày 30/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia, Kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Ngành Y tế giai đoạn 2021 - 2025.
2.2. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện vật chất tại các tuyến; nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác phòng chống thiên tai, thảm họa; tăng cường hội nhập quốc tế trong phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; đáp ứng kịp thời và khắc phục có hiệu quả các tình huống thiên tai, thảm họa gây ra.
Theo đó, việc thực hiện kế hoạch hoạt động phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023 cần đáp ứng các yêu cầu như:
- Thực hiện theo quy định tại:
+ Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2018;
+ Quyết định 379/QĐ-TTg năm 2021;
+ Quyết định 1651/QĐ-TTg năm 2022;
- Sẵn sàng lực lượng, phương tiện vật chất tại các tuyến; nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác phòng chống thiên tai, thảm họa;
- Tăng cường hội nhập quốc tế trong phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
- Đáp ứng kịp thời và khắc phục có hiệu quả các tình huống thiên tai, thảm họa gây ra.
Sở Y tế thực hiện những hoạt động gì để triển khai kế hoạch hoạt động phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ Y tế năm 2023?
Tiểu mục 3 Mục VI Kế hoạch hoạt động phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023 ban hành kèm theo Quyết định 1342/QĐ-BYT năm 2023 quy định về các hoạt động của Sở Y tế để triển khai kế hoạch hoạt động phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ Y tế năm 2023 như sau:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
...
3. Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương:
- Tham mưu Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh/thành phố triển khai công tác bảo đảm y tế trong phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn theo phương châm “4 tại chỗ”;
- Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo các cấp độ rủi ro thiên tai; xây dựng quy chế phối hợp các lực lượng bảo đảm y tế trong phòng chống thiên tai, thảm họa; đặc biệt là công tác kết hợp quân dân y;
- Chỉ đạo Trung tâm y tế dự phòng chuẩn bị sẵn sàng các đội phòng chống dịch cơ động, sẵn sàng tổ chức cơ động phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường trước, trong và sau khi xảy ra thiên tai, thảm họa.
- Chủ động tham mưu UBND tỉnh/thành phố bố trí ngân sách địa phương chi cho hoạt động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tổ chức dự trữ cơ số thuốc, trang thiết bị, hóa chất, vật tư y tế sẵn sàng đáp ứng với tình huống khẩn cấp khi có thiên tai xảy ra trên địa bàn;
- Tổ chức, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm sau mỗi đợt thiên tai, thảm họa. Tổng hợp báo cáo, đề xuất công tác phòng chống thiên tai theo quy định.
Nhận được kế hoạch này, các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế và Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc xin liên hệ với Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch - Tài chính) để tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết./.
Theo đó, các Sở Y tế thực hiện:
- Tham mưu Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh/thành phố triển khai công tác bảo đảm y tế trong phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn theo phương châm “4 tại chỗ”;
- Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo các cấp độ rủi ro thiên tai; xây dựng quy chế phối hợp các lực lượng bảo đảm y tế trong phòng chống thiên tai, thảm họa; đặc biệt là công tác kết hợp quân dân y;
- Chỉ đạo Trung tâm y tế dự phòng chuẩn bị sẵn sàng các đội phòng chống dịch cơ động, sẵn sàng tổ chức cơ động phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường trước, trong và sau khi xảy ra thiên tai, thảm họa.
- Chủ động tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố bố trí ngân sách địa phương chi cho hoạt động phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tổ chức dự trữ cơ số thuốc, trang thiết bị, hóa chất, vật tư y tế sẵn sàng đáp ứng với tình huống khẩn cấp khi có thiên tai xảy ra trên địa bàn;
- Tổ chức, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm sau mỗi đợt thiên tai, thảm họa. Tổng hợp báo cáo, đề xuất công tác phòng chống thiên tai theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?