Sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư của người khác để hành nghề luật sư tại Việt Nam bị xử phạt hành chính như thế nào?
- Sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư của người khác để hành nghề luật sư tại Việt Nam bị xử phạt hành chính như thế nào?
- Thành phần hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề luật sư đối với người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư?
- Chứng chỉ hành nghề luật sư bị thu hồi trong trường hợp nào?
Sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư của người khác để hành nghề luật sư tại Việt Nam bị xử phạt hành chính như thế nào?
Điểm c khoản 5, điểm a khoản 8 và điểm b khoản 9 Điều 6 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính với người sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư của người khác để hành nghề luật sư tại Việt Nam như sau:
Hành vi vi phạm quy định đối với hoạt động hành nghề luật sư
...
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hoạt động không đúng phạm vi hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam;
b) Cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam để hành nghề luật sư;
c) Sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân hoặc sử dụng giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam của người khác để hành nghề luật sư.
...
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và g khoản 3, điểm a khoản 5 Điều này;
...
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 3, các điểm b và c khoản 4, khoản 5, các điểm a, b, d và đ khoản 6, các điểm d và e khoản 7 Điều này.
Khoản 4, khoản 5 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.
...
Theo đó, việc xử phạt vi phạm hành chính với người sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư của người khác để hành nghề luật sư tại Việt Nam được thực hiện như sau:
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm
Ngoài ra, người có hành vi này còn bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư từ 01 tháng đến 03 tháng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Người sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư của người khác để hành nghề luật sư tại Việt Nam bị xử phạt hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)
Thành phần hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề luật sư đối với người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư?
Khoản 1 Điều 17 Luật Luật sư 2006 sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định về thành phần hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề luật sư như sau:
Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư
1. Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.
Hồ sơ gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
b) Phiếu lý lịch tư pháp;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe;
d) Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật;
đ) Bản sao Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp kèm theo bản xác nhận người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có đủ tiêu chuẩn luật sư theo quy định của Luật này.
...
Theo đó, hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề luật sư đối với người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư gồm có:
- Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
- Phiếu lý lịch tư pháp;
- Giấy chứng nhận sức khỏe;
- Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật;
- Bản sao Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
Chứng chỉ hành nghề luật sư bị thu hồi trong trường hợp nào?
Khoản 1 Điều 18 Luật Luật sư 2006 sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định các trường hợp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư như sau:
Thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư
1. Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư mà thuộc một trong những trường hợp sau đây thì bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn luật sư quy định tại Điều 10 của Luật này;
b) Được tuyển dụng, bổ nhiệm làm cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c) Không còn thường trú tại Việt Nam;
d) Không gia nhập một Đoàn luật sư nào trong thời hạn hai năm, kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư;
đ) Không thành lập, tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng lao động cho một tổ chức hành nghề luật sư hoặc đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân trong thời hạn ba năm, kể từ ngày gia nhập Đoàn luật sư;
e) Thôi hành nghề luật sư theo nguyện vọng;
g) Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư;
h) Bị xử phạt hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư có thời hạn; bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;
i) Bị kết án mà bản án đã có hiệu lực pháp luật;
k) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
...
Theo đó, Chứng chỉ hành nghề luật sư bị thu hồi khi:
- Không còn đủ tiêu chuẩn luật sư theo quy định.
- Được tuyển dụng, bổ nhiệm làm cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
- Không còn thường trú tại Việt Nam;
- Không gia nhập một Đoàn luật sư nào trong thời hạn hai năm, kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư;
- Không thành lập, tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng lao động cho một tổ chức hành nghề luật sư hoặc đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân trong thời hạn ba năm, kể từ ngày gia nhập Đoàn luật sư;
- Thôi hành nghề luật sư theo nguyện vọng;
- Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư;
- Bị xử phạt hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư có thời hạn; bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;
- Bị kết án mà bản án đã có hiệu lực pháp luật;
- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?