Người cho người khác sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý để trục lợi bị xử phạt hành chính như thế nào?

Cho tôi hỏi: Người cho người khác sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý để trục lợi bị xử phạt hành chính như thế nào? Mong được tư vấn.

Người cho người khác sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý để trục lợi bị xử phạt hành chính như thế nào?

Điểm b khoản 3 Điều 52 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính về hành vi cho người khác sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý để trục lợi như sau:

Hành vi vi phạm quy định về người thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cho người khác sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý;
b) Sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý của người khác;
c) Không nộp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý trong trường hợp bị thu hồi thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý;
d) Không từ chối hoặc tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp phải từ chối theo quy định;
đ) Không lập hồ sơ, bàn giao hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để đủ điều kiện thực hiện trợ giúp pháp lý.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý của người khác để trục lợi;
b) Cho người khác sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý để trục lợi;
c) Lợi dụng danh nghĩa người thực hiện trợ giúp pháp lý để trục lợi, gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
...

Ngoài ra, khoản 4, khoản 5 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.
...

Theo quy định nêu trên, hành vi cho người khác sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý để trục lợi bị xử phạt hành chính như sau:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm.

- Phạt tiền từ 2.00.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm.

Người cho người khác sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý để trục lợi bị xử phạt hành chính như thế nào?

Người cho người khác sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý để trục lợi bị xử phạt hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)

Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính với hành vi cho người khác sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý để trục lợi được quy định như thế nào?

Khoản 4 Điều 82 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính với hành vi cho người khác sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý để trục lợi như sau:

Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
...
4. Công chức, viên chức Sở Tư pháp lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II; Mục 1 và Mục 2; Điều 48 và Điều 49; Mục 4, 5 và 6 Chương III; Chương IV; các Điều 78, 79 và 80; Chương VII Nghị định này.
...

Theo quy định nêu trên, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính với hành vi cho người khác sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý để trục lợi thuộc về công chức, viên chức Sở Tư pháp.

Người có hành vi cản trở trái pháp luật vào hoạt động trợ giúp pháp lý bị xử phạt hành chính như thế nào?

Điểm a khoản 3 Điều 51 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính với hành vi cản trở trái pháp luật vào hoạt động trợ giúp pháp lý như sau:

Hành vi vi phạm quy định về người được trợ giúp pháp lý
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi cố ý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc trợ giúp pháp lý.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để đủ điều kiện là người được trợ giúp pháp lý.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đe dọa, cản trở, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động trợ giúp pháp lý; gây rối, làm mất trật tự, vi phạm nghiêm trọng nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý;
b) Xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người thực hiện trợ giúp pháp lý và uy tín của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.
...

Theo đó, mức xử phạt vi phạm hành chính với hành vi cản trở trái pháp luật vào hoạt động trợ giúp pháp lý như sau:

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm.

- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm.

Trân trọng!

Cộng tác viên trợ giúp pháp lý
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cộng tác viên trợ giúp pháp lý
Hỏi đáp Pháp luật
Người cho người khác sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý để trục lợi bị xử phạt hành chính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Muốn làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý thì cần phải nộp hồ sơ gồm những gì?
Hỏi đáp pháp luật
Cộng tác viên trợ giúp pháp lý bị thu hồi thẻ cộng tác viên khi không thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời gian bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cộng tác viên trợ giúp pháp lý
Trần Thúy Nhàn
855 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào