Thế chấp tàu biển là gì? Các nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam?

Cho anh hỏi: Thế chấp tàu biển là gì? Các nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam? Câu hỏi của anh Hiếu (Sóc Trăng)

Thế chấp tàu biển là gì?

Tại Điều 37 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 có quy định về thế chấp tàu biển Việt Nam như sau:

Thế chấp tàu biển Việt Nam
1. Thế chấp tàu biển là việc chủ tàu dùng tàu biển thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp và không phải chuyển giao tàu biển đó cho bên nhận thế chấp.
2. Chủ tàu có quyền thế chấp tàu biển Việt Nam thuộc sở hữu của mình cho bên nhận thế chấp theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Hợp đồng thế chấp tàu biển Việt Nam phải được giao kết bằng văn bản. Việc thế chấp tàu biển Việt Nam được thực hiện theo pháp luật Việt Nam.
4. Các quy định về thế chấp tàu biển cũng được áp dụng đối với việc thế chấp tàu biển đang đóng.

Như vậy, thế chấp tàu biển là việc chủ tàu dùng tàu biển thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp và không phải chuyển giao tàu biển đó.

Hợp đồng thế chấp tàu biển Việt Nam phải được giao kết bằng văn bản. Việc thế chấp tàu biển Việt Nam được thực hiện theo pháp luật Việt Nam.

Thế chấp tàu biển là gì? Các nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam?

Thế chấp tàu biển là gì? Các nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam? (Hình từ Internet)

Các nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam?

Tại Điều 38 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 có quy định về nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam như sau:

Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam
1. Tàu biển đang thế chấp không được chuyển quyền sở hữu, nếu không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp tàu biển.
2. Tàu biển thế chấp phải được chủ tàu mua bảo hiểm, trừ trường hợp trong hợp đồng thế chấp có thỏa thuận khác.
3. Trường hợp bên nhận thế chấp đã chuyển toàn bộ hoặc một phần quyền của mình đối với khoản nợ được bảo đảm bằng tàu biển thế chấp cho người khác thì việc thế chấp tàu biển đó được chuyển tương ứng.
4. Một tàu biển có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Thứ tự ưu tiên của các thế chấp được xác định trên cơ sở thứ tự đăng ký thế chấp tương ứng trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.
5. Việc thế chấp tàu biển thuộc sở hữu của từ hai chủ sở hữu trở lên thì phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
6. Thế chấp tàu biển chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt;
b) Việc thế chấp tàu biển được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;
c) Tàu biển thế chấp đã được xử lý theo quy định của pháp luật;
d) Tàu biển thế chấp bị tổn thất toàn bộ;
đ) Theo thỏa thuận của các bên.
7. Bên nhận thế chấp chỉ giữ bản sao Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển của tàu biển thế chấp.

Như vậy, các nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam bao gồm:

- Tàu biển đang thế chấp không được chuyển quyền sở hữu, nếu không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp tàu biển.

- Tàu biển thế chấp phải được chủ tàu mua bảo hiểm, trừ trường hợp trong hợp đồng thế chấp có thỏa thuận khác.

- Trường hợp bên nhận thế chấp đã chuyển toàn bộ hoặc một phần quyền của mình đối với khoản nợ được bảo đảm bằng tàu biển thế chấp.

- Một tàu biển có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ.

- Việc thế chấp tàu biển thuộc sở hữu của từ hai chủ sở hữu trở lên thì phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Thế chấp tàu biển chấm dứt trong trường hợp sau đây:

+ Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt;

+ Việc thế chấp tàu biển được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;

+ Tàu biển thế chấp đã được xử lý theo quy định của pháp luật;

+ Tàu biển thế chấp bị tổn thất toàn bộ;

+ Theo thỏa thuận của các bên.

- Bên nhận thế chấp chỉ giữ bản sao Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển của tàu biển thế chấp.

Những nội dung cơ bản của đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam?

Tại Điều 39 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 có quy định về đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam như sau:

Đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam
1. Đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam có nội dung cơ bản sau đây:
a) Tên, nơi đặt trụ sở của người nhận thế chấp và chủ tàu;
b) Tên và quốc tịch của tàu biển được thế chấp;
c) Số tiền được bảo đảm bằng thế chấp, lãi suất và thời hạn phải trả nợ.
2. Việc thế chấp tàu biển có hiệu lực sau khi được ghi trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.
3. Thông tin về việc đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam được cấp cho người có yêu cầu.
4. Người đăng ký thế chấp tàu biển và người khai thác thông tin về thế chấp tàu biển phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam.

Như vậy, đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam có nội dung cơ bản sau đây:

- Tên, nơi đặt trụ sở của người nhận thế chấp và chủ tàu;

- Tên và quốc tịch của tàu biển được thế chấp;

- Số tiền được bảo đảm bằng thế chấp, lãi suất và thời hạn phải trả nợ.

Trân trọng!

Thế chấp tàu biển
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thế chấp tàu biển
Hỏi đáp Pháp luật
Thỏa thuận thế chấp tàu biển để vay tài sản năm 2024 có nhất thiết phải lập thành văn bản hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Thế chấp tàu biển Việt Nam
Hỏi đáp pháp luật
Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp nào phải thế chấp tàu biển?
Hỏi đáp pháp luật
Nguyên tắc đăng ký, cung cấp thông tin về thế chấp tàu biển là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan trong hoạt động đăng ký, cung cấp thông tin về thế chấp tàu biển
Hỏi đáp pháp luật
Hồ sơ đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp tàu biển gồm những gì?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp tàu biển được tiến hành như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung thế chấp tàu biển đã đăng ký gồm những gì?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục đăng ký thay đổi nội dung thế chấp tàu biển đã đăng ký
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thế chấp tàu biển
2,592 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thế chấp tàu biển
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào