Chức năng của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp? Cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp?
Chức năng của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp?
Căn cứ Điều 1 Nghị định 131/2018/NĐ-CP quy định:
Vị trí, chức năng
1. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi là Ủy ban); được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật.
2. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có tên giao dịch quốc tế tiếng Anh là Commission for the Management of State Capital at Enterprises, viết tắt là CMSC.
3. Ủy ban là đơn vị dự toán cấp I của ngân sách trung ương.
Theo đó, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cơ quan thuộc Chính phủ.
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật.
Chức năng của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp gồm những cơ quan nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị định 131/2018/NĐ-CP quy định:
Cơ cấu tổ chức và các doanh nghiệp do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu
1. Cơ cấu tổ chức:
a) Vụ Nông nghiệp;
b) Vụ Công nghiệp;
c) Vụ Năng lượng;
d) Vụ Công nghệ và hạ tầng;
đ) Vụ Tổng hợp;
e) Vụ Pháp chế, kiểm soát nội bộ;
g) Vụ Tổ chức cán bộ;
h) Văn phòng;
i) Trung tâm thông tin.
Các đơn vị quy định từ điểm a đến điểm h khoản 1 Điều này có nhiệm vụ tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp và chức năng, nhiệm vụ khác được giao; đơn vị quy định tại điểm i khoản 1 Điều này là đơn vị sự nghiệp.
Văn phòng có 05 phòng.
...
Như vậy, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp bao gồm 9 cơ quan, đơn vị trực thuộc.
Các đơn vị từ điểm a đến điểm h khoản 1 Điều 9 Nghị định 131/2018/NĐ-CP có nhiệm vụ tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp và chức năng, nhiệm vụ khác được giao. Trung tâm thông tin là đơn vị sự nghiệp và văn phòng có 5 phòng.
Cơ cấu lãnh đạo của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 131/2018/NĐ-CP quy định:
Lãnh đạo
1. Ủy ban có Chủ tịch và không quá 04 Phó Chủ tịch.
2. Chủ tịch và Phó Chủ tịch do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.
3. Chủ tịch Ủy ban chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về hoạt động của Ủy ban. Các Phó Chủ tịch giúp việc Chủ tịch, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
4. Chủ tịch Ủy ban quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ủy ban; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ủy ban theo quy định của pháp luật.
5. Chủ tịch Ủy ban hưởng chế độ tương đương Bộ trưởng; các chức danh lãnh đạo còn lại được hưởng theo mức quy định tại mục I.1 tại Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Theo đó, Ủy ban có Chủ tịch và không quá 04 Phó Chủ tịch.
Chủ tịch Ủy ban do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về hoạt động của Ủy ban.
Chủ tịch Ủy ban quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Ủy ban; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các đơn vị thuộc Ủy ban theo quy định của pháp luật. Chủ tịch Ủy ban hưởng chế độ tương đương Bộ trưởng.
Phó Chủ tịch do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật. Các Phó Chủ tịch giúp việc Chủ tịch, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công và được hưởng chế độ theo quy định pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?