Từ năm 2024, nguồn thu của các cơ sở khám chữa bệnh có những thay đổi gì?
Nguồn tài chính của bệnh viện gồm những gì?
Căn theo khoản 1 Điều 106 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 về nguồn tài chính của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có quy định cụ thể như sau:
Nguồn tài chính cho khám bệnh, chữa bệnh
1. Các nguồn tài chính cho khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Quỹ bảo hiểm y tế;
c) Kinh phí chi trả của người bệnh;
d) Viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật;
đ) Nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Vậy, nguồn thu của bệnh viện sắp tới sẽ gồm những khoản sau:
+ Ngân sách nhà nước;
+ Quỹ bảo hiểm y tế;
+ Kinh phí chi trả của người bệnh;
+ Viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật;
+ Nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Từ năm 2024, có gì thay đổi trong nguồn thu của cơ sở khám chữa bệnh? (Hình từ Internet)
Từ năm 2024, có gì thay đổi trong nguồn thu của bệnh viện?
Căn cứ theo Điều 85 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 có quy định về nguồn tài chính của cơ sở khám chữa bệnh như sau:
Các nguồn tài chính phục vụ cho công tác khám bệnh, chữa bệnh
1. Ngân sách nhà nước đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.
2. Kinh phí từ nguồn chi trả chi phí sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
3. Các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
Và Điều 106 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 về nguồn thu của bệnh viện:
Nguồn tài chính cho khám bệnh, chữa bệnh
1. Các nguồn tài chính cho khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Quỹ bảo hiểm y tế;
c) Kinh phí chi trả của người bệnh;
d) Viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật;
đ) Nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế, định giá tài sản và công khai tài chính theo quy định của pháp luật.
Theo đó, từ năm 2024, các nguồn thu của cơ sở khám chữa bệnh được quy định rõ ràng hơn, đa dạng hơn bởi có thêm nguồn thu từ viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, vì mở rộng nguồn thu của bệnh viện nên Luật có quy định thêm về việc thực hiện chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế, định giá tài sản và công khai tài chính theo quy định của pháp luật.
Ngân sách nhà nước dành cho y tế sắp tới có gì thay đổi?
Căn cứ theo Điều 107 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 về ngân sách nhà nước chi cho cơ sở khám chữa bệnh quy định như sau:
Ngân sách nhà nước chi cho khám bệnh, chữa bệnh
1. Chi cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thuộc danh mục dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật và thực hiện nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng, giao nhiệm vụ.
2. Chi hỗ trợ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về cơ chế tự chủ về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm bảo đảm chi thường xuyên cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước trong trường hợp không cân đối được chi thường xuyên.
3. Chi đầu tư phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
4. Chi đóng, hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng được Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Vậy, từ năm 2024, nguồn ngân sách của nhà nước được quy định một cách chi tiết hơn về những danh mục được chi bởi ngân sách nhà nước cụ thể như sau:
+ Chi cho việc cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thuộc danh mục dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật và thực hiện nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng, giao nhiệm vụ.
+ Chi hỗ trợ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về cơ chế tự chủ về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm bảo đảm chi thường xuyên cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước trong trường hợp không cân đối được chi thường xuyên.
+ Chi đầu tư phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
+ Chi đóng, hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng được Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có hiệu lực từ 01/01/2024.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 11 âm lịch 2024 có bao nhiêu ngày? Tháng 11 âm lịch 2024 bắt đầu ngày mấy dương?
- Hạn mức giao đất trồng cây hằng năm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long là bao nhiêu?
- Quân tình nguyện Việt Nam cùng quân và dân Campuchia đã đánh đổ Khmer đỏ và giải phóng đất nước Campuchia vào thời gian nào?
- Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe mới nhất theo Thông tư 36/2024/TT-BYT?
- Phương pháp tính thuế tự vệ như thế nào? Điều kiện áp dụng thuế tự vệ là gì?