Việc phục hồi danh dự đối với người bị thiệt hại được thực hiện như thế nào? Có bắt buộc phải đăng báo công khai xin lỗi người bị thiệt hại?
Việc phục hồi danh dự đối với người bị thiệt hại được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 56 Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước 2017 quy định như sau:
Hình thức phục hồi danh dự
1. Việc phục hồi danh dự đối với người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện bằng các hình thức sau đây:
a) Trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai tại nơi cư trú trong trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân hoặc tại nơi đặt trụ sở trong trường hợp người bị thiệt hại là pháp nhân thương mại;
b) Đăng báo xin lỗi và cải chính công khai.
2. Việc phục hồi danh dự đối với cá nhân là người bị thiệt hại trong trường hợp bị buộc thôi việc trái pháp luật, bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện bằng hình thức đăng báo xin lỗi và cải chính công khai.
Như vậy, việc phục hồi danh dự đối với người bị thiệt hại được thực hiện bằng hình thức trực tiếp xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú và đăng báo xin lỗi.
Việc phục hồi danh dự đối với người bị thiệt hại được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Có bắt buộc phải đăng báo công khai xin lỗi người bị thiệt hại?
Căn cứ Điều 59 Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước 2017 quy định về việc đăng báo công khai xin lỗi người bị thiệt hại như sau:
Đăng báo xin lỗi và cải chính công khai
1. Việc đăng báo xin lỗi và cải chính công khai quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 56 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý hoặc yêu cầu của người bị thiệt hại về việc phục hồi danh dự quy định tại Điều 41 hoặc Điều 57 của Luật này, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại ở trung ương có trách nhiệm đăng báo xin lỗi và cải chính công khai trên 01 tờ báo trung ương và 01 tờ báo địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú trong trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở trong trường hợp người bị thiệt hại là pháp nhân thương mại trong 03 số liên tiếp; đăng tải nội dung xin lỗi và cải chính công khai trên Cổng thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại;
b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý hoặc yêu cầu của người bị thiệt hại về việc phục hồi danh dự quy định tại Điều 41 hoặc Điều 57 của Luật này, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại ở địa phương có trách nhiệm đăng báo xin lỗi và cải chính công khai trên 01 tờ báo cấp tỉnh tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú trong trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở trong trường hợp người bị thiệt hại là pháp nhân thương mại trong 03 số liên tiếp; đăng tải nội dung xin lỗi và cải chính công khai trên Cổng thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại;
c) Ngay sau khi đăng báo xin lỗi và cải chính công khai, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm gửi tờ báo đó tới người bị thiệt hại và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị thiệt hại cư trú trong trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở trong trường hợp người bị thiệt hại là pháp nhân thương mại để niêm yết công khai tại trụ sở.
Theo quy định trên, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại thì phải có trách nhiệm đăng báo xin lỗi, cải chính công khai trên 01 tờ báo trung ương và 01 tờ báo ở địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú trong trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở trong trường hợp người bị thiệt hại là pháp nhân thương mại trong 03 số liên tiếp.
Ngay sau khi đăng báo xin lỗi và cải chính công khai, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại phải có trách nhiệm gửi tờ báo đó tới người bị thiệt hại và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị thiệt hại cư trú trong trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở trong trường hợp người bị thiệt hại là pháp nhân thương mại để niêm yết công khai tại trụ sở.
Việc xin lỗi và cải chính công khai được thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 23 Nghị định 68/2018/NĐ-CP thì vệc xin lỗi và cải chính công khai được thực hiện theo trình tự như sau:
Bước 1: Đại diện cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại tuyên bố lý do, giới thiệu thành phần tham gia và thông qua chương trình buổi trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai;
Bước 2: Đại diện lãnh đạo cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại trình bày văn bản xin lỗi và cải chính công khai;
Bước 3: Đại diện lãnh đạo cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan trong trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan tiến hành tố tụng khác nhau cùng gây thiệt hại phát biểu (nếu có);
Bước 4: Người bị thiệt hại, người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật dân sự phát biểu về lời xin lỗi và cải chính công khai (nếu có);
Bước 5: Người khác phát biểu (nếu có).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?