Người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình để đòi tiền công hỗ trợ bị xử phạt hành chính như thế nào?

Cho tôi hỏi: Hành vi đòi tiền của nạn nhân sau khi có hành động giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình bị phạt hành chính như thế nào? Mong được tư vấn.

Hành vi đòi tiền của nạn nhân sau khi có hành động giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình bị phạt hành chính như thế nào?

Điểm a khoản 1 Điều 65 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính với hành vi đòi tiền của nạn nhân sau khi có hành động giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình như sau:

Hành vi lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đòi tiền của nạn nhân hoặc người nhà nạn nhân sau khi có hành động giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình;
b) Yêu cầu thanh toán chi phí sinh hoạt của nạn nhân ở địa chỉ tin cậy tại cộng đồng;
c) Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của nạn nhân bạo lực gia đình để yêu cầu họ thực hiện hành vi trái pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Thành lập cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình để hoạt động trục lợi;
b) Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Ngoài ra, khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Theo đó, việc xử phạt vi phạm hành chính với hành vi đòi tiền của nạn nhân sau khi có hành động giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình như sau:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với cá nhân có hành vi vi phạm

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối tổ chức có hành vi vi phạm.

Người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình để đòi tiền công hỗ trợ bị xử phạt hành chính như thế nào?

Người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình để đòi tiền công hỗ trợ bị xử phạt hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)

Người cha có hành vi bạo lực gia đình với con của mình nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì xử lý như thế nào?

Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành chính về hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình như sau:

Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.

Ngoài ra, khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Theo đó, nếu người cha có hành vi bạo lực gia đình với con của mình nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

+ Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

Khi nào người cha có hành vi bạo lực gia đình với con của mình bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, người cha có hành vi bạo lực gia đình với con của mình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi:

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của con cái mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên

- Hoặc gây thương tích dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

+ Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

+ Con cái là người dưới 16 tuổi hoặc không có khả năng tự vệ;

+ Có tổ chức;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

+ Thuê người để thực hiện hành vi bạo lực gia đình

+ Có tính chất côn đồ;

Trân trọng!

Bạo lực gia đình
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bạo lực gia đình
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài viết về gia đình và phòng chống bạo lực gia đình năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình bao gồm các nội dung nào, tư vấn cho ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Gia trưởng là gì? Dấu hiệu nhận người gia trưởng biết? Không cho vợ tiếp xúc với những người khác giới có phải là bạo lực gia đình không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội đối với nạn nhân của bạo lực gia đình như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian được tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình tối đa là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Chồng không chăm sóc vợ đang mang thai có bị coi là bạo lực gia đình không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi bạo lực gia đình có thể là căn cứ để đơn phương ly hôn được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định mới về bố trí và dự toán ngân sách nhà nước cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cuộc thi về tìm hiểu về phòng, chống bạo lực gia đình có cơ cấu giải thưởng và mức chi ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bạo lực gia đình
Trần Thúy Nhàn
704 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bạo lực gia đình
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào