Người có hành vi sao, chụp tài liệu chứa bí mật Nhà nước khi chưa được phép bị xử phạt hành chính như thế nào?
Người có hành vi sao, chụp tài liệu chứa bí mật Nhà nước khi chưa được phép bị xử phạt hành chính như thế nào?
Điểm b khoản 1 Điều 19 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về việc xửphạt vi phạm hành chính với hành vi sao, chụp tài liệu chứa bí mật Nhà nước không đúng quy định của pháp luật như sau:
Vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không ban hành quy chế, nội quy bảo vệ bí mật nhà nước trong cơ quan, tổ chức, địa phương theo quy định của pháp luật;
b) Sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không đúng quy định của pháp luật;
c) Không thu hồi tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật;
d) Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ phục vụ công tác mà không được phép của người có thẩm quyền;
đ) Không bàn giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi thôi việc, chuyển công tác, nghỉ hưu, không được phân công tiếp tục quản lý bí mật nhà nước;
e) Sử dụng bí mật nhà nước không đúng mục đích;
...
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đối với hành vi quy định tại các điểm b, d, đ và e khoản 1; điểm a khoản 2 và điểm d khoản 3 Điều này;
...
Ngoài ra, khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với cá nhân là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức là 60.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội đối với cá nhân là 40.000.000 đồng, đối với tổ chức là 80.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo quy định nêu trên, hành vi sao, chụp tài liệu chứa bí mật Nhà nước khi chưa được phép bị xử phạt hành chính như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng với cá nhân có hành vi vi phạm.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng với tổ chức có hành vi vi phạm.
Ngoài ra, người có hành vi vi phạm còn bị buộc nộp lại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Mức xử phạt hành chính với người có hành vi sao, chụp tài liệu chứa bí mật Nhà nước khi chưa được phép? (Hình từ Internet)
Việc sao, chụp tài liệu chứa bí mật Nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Điều 3 Nghị định 26/2020/NĐ-CP quy định về việc thực hiện sao, chụp tài liệu chứa bí mật Nhà nước như sau:
Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
1. Sao tài liệu bí mật nhà nước là việc chép lại hoặc tạo ra bản khác theo đúng nội dung bản gốc hoặc bản chính của tài liệu. Chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước là việc ghi lại bằng hình ảnh tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Hình thức sao tài liệu bí mật nhà nước gồm sao y bản chính, sao lục và trích sao.
2. Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải tiến hành tại địa điểm bảo đảm an toàn do người đứng đầu của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước quy định. Việc sao, chụp phải được ghi vào “Sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước”.
3. Bản sao tài liệu bí mật nhà nước phải đóng dấu sao; bản chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải có văn bản ghi nhận việc chụp. Chỉ sao, chụp đúng số bản cho phép và tiêu hủy ngay bản dư thừa, bản hỏng. Bản sao, chụp được thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định này có giá trị pháp lý như bản chính và phải được bảo vệ như bản gốc.
4. Phương tiện, thiết bị sử dụng để sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không được kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.
5. Việc sao, chụp điện mật được thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.
6. Bộ trưởng Bộ Công an quy định mẫu dấu sao, chụp bí mật nhà nước; mẫu văn bản ghi nhận việc chụp bí mật nhà nước; mẫu sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước.
Theo đó, việc sao, chụp tài liệu chứa bí mật Nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Việc sao, chụp tài liệu chứa bí mật Nhà nước phải tiến hành tại địa điểm bảo đảm an toàn do người đứng đầu của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước.
- Việc sao, chụp phải được ghi vào “Sổ quản lý sao, chụp bí mật Nhà nước”.
- Bản sao tài liệu bí mật Nhà nước phải đóng dấu sao;
- Bản chụp tài liệu, vật chứa bí mật Nhà nước phải có văn bản ghi nhận việc chụp.
- Chỉ sao, chụp đúng số bản cho phép và tiêu hủy ngay bản dư thừa, bản hỏng.
- Bản sao, chụp có giá trị pháp lý như bản chính và phải được bảo vệ như bản gốc.
- Phương tiện, thiết bị sử dụng để sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật Nhà nước không được kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.
Thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu chứa bí mật Nhà nước độ Tuyệt mật thuộc về những đối tượng nào?
Khoản 1 Điều 4 Thông tư 104/2021/TT-BCA quy định về thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu chứa bí mật Nhà nước độ Tuyệt mật như sau:
Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
1. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật gồm:
a) Bộ trưởng Bộ Công an;
b) Cục trưởng, Tư lệnh và chức vụ tương đương của đơn vị trực thuộc Bộ;
c) Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
d) Cấp phó của những người được quy định tại điểm a, b, c khoản này.
...
Theo đó, thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu chứa bí mật Nhà nước độ Tuyệt mật thuộc về:
- Bộ trưởng Bộ Công an;
- Cục trưởng, Tư lệnh và chức vụ tương đương của đơn vị trực thuộc Bộ;
- Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Cấp phó của:
+ Bộ trưởng Bộ Công an;
+ Cục trưởng, Tư lệnh và chức vụ tương đương của đơn vị trực thuộc Bộ;
+ Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?