Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chủ tịch nước như thế nào? Biên chế của Văn phòng Chủ tịch nước được xác định như thế nào?
Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chủ tịch nước như thế nào?
Tại Điều 3 Quyết định 585-QĐ/CTN năm 2018 có quy định về cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chủ tịch nước như sau:
Cơ cấu tổ chức
Văn phòng Chủ tịch nước bao gồm Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm Văn phòng; Trợ lý, Thư ký của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước và các vụ:
- Vụ Pháp luật;
- Vụ Tổng hợp;
- Vụ Đối ngoại;
- Vụ Thi đua - Khen thưởng;
- Vụ Tổ chức - Hành chính;
- Vụ Quản trị - Tài vụ;
- Vụ Quốc phòng - An ninh.
Việc thành lập hoặc bãi bỏ các vụ, đơn vị; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các vụ, đơn vị do Chủ nhiệm Văn phòng quyết định sau khi trình xin ý kiến Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước.
Trợ lý, Thư ký giúp việc trực tiếp cho Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước do Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước quyết định theo quy định.
Chủ tịch nước ký bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Trợ lý Chủ tịch nước, Trợ lý Phó Chủ tịch nước theo quy định.
Sau khi Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước đồng ý, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước quyết định phân công và bổ nhiệm cán bộ, công chức đảm nhiệm Thư ký Chủ tịch nước, Thư ký Phó Chủ tịch nước.
Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và cấp tương đương do Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Như vậy, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chủ tịch nước bao gồm: Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm Văn phòng; Trợ lý, Thư ký của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước và các vụ:
- Vụ Pháp luật;
- Vụ Tổng hợp;
- Vụ Đối ngoại;
- Vụ Thi đua - Khen thưởng;
- Vụ Tổ chức - Hành chính;
- Vụ Quản trị - Tài vụ;
- Vụ Quốc phòng - An ninh.
Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chủ tịch nước như thế nào? (Hình từ Internet)
Biên chế của Văn phòng Chủ tịch nước được xác định như thế nào?
Tại Điều 4 Quyết định 585-QĐ/CTN năm 2018 có quy định về biên chế của Văn phòng Chủ tịch nước như sau:
Biên chế
1. Biên chế của Văn phòng Chủ tịch nước được xác định theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan. Căn cứ vào tình hình thực tế, Văn phòng Chủ tịch nước xây dựng biên chế trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
2. Để hỗ trợ công tác nghiên cứu tham mưu, Văn phòng Chủ tịch nước được lập các nhóm chuyên gia, cộng tác viên (gồm cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, tổ chức, kể cả cán bộ, công chức đã nghỉ hưu) làm nhiệm vụ cố vấn, tư vấn. Chế độ làm việc và thù lao đối với nhóm chuyên gia, cộng tác viên do Chủ nhiệm Văn phòng quy định.
Như vậy, biên chế của Văn phòng Chủ tịch nước được xác định theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan.
Căn cứ vào tình hình thực tế, Văn phòng Chủ tịch nước xây dựng biên chế trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Văn phòng Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo Điều 2 Quyết định 585-QĐ/CTN năm 2018 văn phòng Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Tổ chức nghiên cứu, tham mưu, phục vụ Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, pháp luật.
- Phối hợp với Văn phòng Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội tham mưu, phục vụ Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, pháp luật liên quan đến lĩnh vực lập pháp.
- Phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ tham mưu, phục vụ Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, pháp luật liên quan đến lĩnh vực hành pháp.
- Phối hợp với Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan liên quan tham mưu, phục vụ Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, pháp luật liên quan đến lĩnh vực tư pháp.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng nghiên cứu, tham mưu, phục vụ Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh.
- Phối hợp với các cơ quan Trung ương và địa phương liên quan nghiên cứu, tham mưu, phục vụ Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước về các hoạt động đối nội; đi công tác địa phương; công tác thi đua, khen thưởng.
- Phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tham mưu, phục vụ Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước về các hoạt động đối ngoại, đi công tác nước ngoài.
- Phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, các ban của Đảng tham mưu, phục vụ Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ công tác đảng do Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư phân công.
- Tổ chức phục vụ Chủ tịch nước thực hiện Quy chế phối hợp công tác với Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.
- Tiếp nhận và xử lý theo quy định của pháp luật các đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo gửi Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước và Văn phòng Chủ tịch nước.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác và tổ chức phục vụ chương trình, kế hoạch công tác của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước.
- Tham mưu, phục vụ Chủ tịch nước ban hành Lệnh, Quyết định, kiểm tra, giám sát thực hiện Lệnh, Quyết định theo quy định của pháp luật; tổ chức công bố và chịu trách nhiệm thi hành Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước.
- Tổ chức và quản lý công tác thông tin, nghiên cứu khoa học, đề án, dự án; bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất với Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước.
- Bảo đảm các điều kiện về vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước và Văn phòng Chủ tịch nước; quản lý tài chính, tài sản theo quy định của Nhà nước.
- Quản lý tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức bộ máy, biên chế và thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức và người lao động theo quy định của Đảng và Nhà nước.
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác do Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước giao hoặc theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?