Các nguyên tắc làm việc của Văn phòng Chủ tịch nước? Chế độ làm việc của Văn phòng Chủ tịch nước?
Các nguyên tắc làm việc của Văn phòng Chủ tịch nước?
Căn cứ Điều 2 Quy chế làm việc của Văn phòng Chủ tịch nước ban hành kèm theo Quyết định 289/QĐ-VPCTN năm 2012 có quy định về nguyên tắc làm việc của Văn phòng Chủ tịch nước như sau:
Nguyên tắc làm việc
1. Văn phòng Chủ tịch nước làm việc theo chế độ thủ trưởng kết hợp với chế độ chuyên gia. Mọi hoạt động của Văn phòng phải tuân thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước và Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước (sau đây gọi tắt là Chủ nhiệm Văn phòng) trên cơ sở pháp luật và các quy định nội bộ của Văn phòng Chủ tịch nước, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phục vụ Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được Hiến pháp và pháp luật quy định.
2. Mỗi công việc được giao cho một đơn vị, một cá nhân làm đầu mối chủ trì theo dõi xử lý. Thủ trưởng đơn vị và cá nhân được giao giải quyết công việc phải chịu trách nhiệm chính về công việc được giao.
3. Giải quyết công việc theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục thời hạn quy định; tuân thủ đúng quy định của pháp luật và Quy chế làm việc này.
4. Bảo đảm mối quan hệ phối hợp trong giải quyết công việc giữa các đơn vị và cán bộ, công chức theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Như vậy, các nguyên tắc làm việc của Văn phòng Chủ tịch nước bao gồm:
- Văn phòng Chủ tịch nước làm việc theo chế độ thủ trưởng kết hợp với chế độ chuyên gia. Mọi hoạt động của Văn phòng phải tuân thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước và Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước.
- Mỗi công việc được giao cho một đơn vị, một cá nhân làm đầu mối chủ trì theo dõi xử lý.
- Thủ trưởng đơn vị và cá nhân được giao giải quyết công việc phải chịu trách nhiệm chính về công việc được giao.
- Giải quyết công việc theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục thời hạn quy định; tuân thủ đúng quy định của pháp luật và Quy chế làm việc này.
- Bảo đảm mối quan hệ phối hợp trong giải quyết công việc giữa các đơn vị và cán bộ, công chức theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Các nguyên tắc làm việc của Văn phòng Chủ tịch nước? Chế độ làm việc của Văn phòng Chủ tịch nước? (Hình từ Internet)
Chế độ làm việc của Văn phòng Chủ tịch nước?
Tại Điều 3 Quy chế làm việc của Văn phòng Chủ tịch nước ban hành kèm theo Quyết định 289/QĐ-VPCTN năm 2012 có quy định về chế độ làm việc của Văn phòng Chủ tịch nước như sau:
Chế độ làm việc
1. Chế độ thủ trưởng là chế độ mà công chức phải chấp hành quyết định sự điều hành phân công công việc, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ của thủ trưởng cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật và các quy định của Văn phòng Chủ tịch nước.
2. Chế độ chuyên gia được áp dụng đối với công tác nghiên cứu, tham mưu tổng hợp có tính chất chuyên sâu về một số lĩnh vực, được thực hiện theo yêu cầu của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước và Chủ nhiệm Văn phòng.
3. Các Vụ, đơn vị thuộc Văn phòng có trách nhiệm xây dựng Quy chế làm việc của đơn vị mình, trình Chủ nhiệm Văn phòng quyết định.
Như vậy, chế độ làm việc của Văn phòng Chủ tịch nước như sau:
- Chế độ thủ trưởng là chế độ mà công chức phải chấp hành quyết định sự điều hành phân công công việc, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ của thủ trưởng cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật và các quy định của Văn phòng Chủ tịch nước.
- Chế độ chuyên gia được áp dụng đối với công tác nghiên cứu, tham mưu tổng hợp có tính chất chuyên sâu về một số lĩnh vực, được thực hiện theo yêu cầu của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước và Chủ nhiệm Văn phòng.
- Các Vụ, đơn vị thuộc Văn phòng có trách nhiệm xây dựng Quy chế làm việc của đơn vị mình, trình Chủ nhiệm Văn phòng quyết định.
Trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết công việc của Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước?
Theo khoản 1 Điều 4 Quy chế làm việc của Văn phòng Chủ tịch nước ban hành kèm theo Quyết định 289/QĐ-VPCTN năm 2012 trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết công việc của Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước như sau:
Trách nhiệm, thẩm quyền và phạm vi giải quyết công việc của Chủ nhiệm Văn phòng
1. Trách nhiệm, thẩm quyền:
a) Chủ nhiệm Văn phòng là người đứng đầu Văn phòng, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước về toàn bộ các mặt công tác của Văn phòng trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật.
b) Quản lý, lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động của Văn phòng và đội ngũ cán bộ, công chức của Văn phòng; phân công công việc cho các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước (sau đây gọi tắt là Phó Chủ nhiệm Văn phòng); phân cấp, ủy quyền cho Thủ trưởng đơn vị thuộc Văn phòng thực hiện một số công việc cụ thể theo quy định của pháp luật và quy chế làm việc của Văn phòng.
c) Phân công một Phó Chủ nhiệm Văn phòng làm nhiệm vụ thường trực (Phó Chủ nhiệm thường trực), giúp Chủ nhiệm Văn phòng điều hành công việc chung của Văn phòng khi Chủ nhiệm Văn phòng vắng mặt.
d) Ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Chủ nhiệm Văn phòng.
Như vậy, trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết công việc của Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước như sau:
- Chủ nhiệm Văn phòng là người đứng đầu Văn phòng, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước về toàn bộ các mặt công tác của Văn phòng trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật.
- Quản lý, lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động của Văn phòng và đội ngũ cán bộ, công chức của Văn phòng;
- Phân công công việc cho các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước (sau đây gọi tắt là Phó Chủ nhiệm Văn phòng);
- Phân cấp, ủy quyền cho Thủ trưởng đơn vị thuộc Văn phòng thực hiện một số công việc cụ thể theo quy định của pháp luật và quy chế làm việc của Văn phòng.
- Phân công một Phó Chủ nhiệm Văn phòng làm nhiệm vụ thường trực (Phó Chủ nhiệm thường trực), giúp Chủ nhiệm Văn phòng điều hành công việc chung của Văn phòng khi Chủ nhiệm Văn phòng vắng mặt.
- Ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Chủ nhiệm Văn phòng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?