Đề xuất: Thẩm phán Tòa án nhân dân sẽ có quyền miễn trừ không bị bắt, giam, giữ, khởi tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc?

Có phải đang có đề xuất Thẩm phán Tòa án nhân dân sẽ có quyền miễn trừ không bị bắt, giam, giữ, khởi tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc? Câu hỏi của anh Thế (Bắc Ninh)

Đề xuất Thẩm phán Tòa án nhân dân sẽ có quyền miễn trừ không bị bắt, giam, giữ, khởi tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc?

Tại Điều 110 Đề cương Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân đã bổi sung quyền miễn trừ của Thẩm phán Tòa án nhân dân như sau:

Quyền miễn trừ của Thẩm phán Tòa án nhân dân (mới)
Bổ sung quy định về quyền miễn trừ của Thẩm phán theo hướng:
1. Không được bắt, giam, giữ, khởi tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nếu không có sự đồng ý của Hội đồng Tư pháp Quốc gia. Việc đề nghị bắt, giam, giữ, khởi tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Không được bắt, giam, giữ, khởi tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của Thẩm phán, Thẩm phán dự bị nếu không có sự đồng ý của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
3. Trường hợp Thẩm phán Tòa án nhân dân bị tạm giữ vì phạm tội quả tang thì cơ quan tạm giữ phải lập tức thông báo để Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định.
4. Được miễn trừ trách nhiệm khi ban hành bản án, quyết định theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định nhưng có sai sót không phải do lỗi cố ý.

Như vậy, theo Dự thảo mới thì không được bắt, giam, giữ, khởi tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của Thẩm phán Tòa án nhân dân nếu không có sự đồng ý của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Tải về Đề cương Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân tại đây

Đề xuất Thẩm phán Tòa án nhân dân sẽ có quyền miễn trừ không bị bắt, giam, giữ, khởi tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc?

Đề xuất Thẩm phán Tòa án nhân dân sẽ có quyền miễn trừ không bị bắt, giam, giữ, khởi tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của Thẩm phán Tòa án nhân dân là gì?

Tại Điều 76 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 có quy định về trách nhiệm của Thẩm phán Tòa án nhân dân như sau:

Trách nhiệm của Thẩm phán
1. Trung thành với Tổ quốc, gương mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
2. Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
3. Độc lập, vô tư, khách quan, bảo vệ công lý trong xét xử; chấp hành quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp Thẩm phán, giữ gìn uy tín của Tòa án.
4. Giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác theo quy định của pháp luật.
5. Học tập, nghiên cứu để nâng cao kiến thức, trình độ chính trị và chuyên môn nghiệp vụ Tòa án.
6. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và các quyết định của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật. Thẩm phán trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại thì Tòa án nơi Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ xét xử có trách nhiệm bồi thường và Thẩm phán đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho Tòa án theo quy định của luật.

Như vậy, trách nhiệm của Thẩm phán Tòa án nhân dân bao gồm:

- Trung thành với Tổ quốc, gương mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật.

- Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.

- Độc lập, vô tư, khách quan, bảo vệ công lý trong xét xử; chấp hành quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp Thẩm phán, giữ gìn uy tín của Tòa án.

- Giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác theo quy định của pháp luật.

- Học tập, nghiên cứu để nâng cao kiến thức, trình độ chính trị và chuyên môn nghiệp vụ Tòa án.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và các quyết định của mình;

Luân chuyển Thẩm phán Tòa án nhân dân nhằm mục đích gì?

Tại Điều 79 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 có quy định về luân chuyển Thẩm phán có quy định về luân chuyển Thẩm phán Tòa án nhân dân như sau:

Luân chuyển Thẩm phán
1. Việc luân chuyển Thẩm phán giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý Tòa án được thực hiện để phục vụ yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ.
2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định luân chuyển Thẩm phán từ Tòa án nhân dân này đến làm nhiệm vụ tại Tòa án nhân dân khác không cùng phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ hoặc không cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định luân chuyển Thẩm phán từ Tòa án nhân dân này đến làm nhiệm vụ tại Tòa án nhân dân khác trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định luân chuyển Thẩm phán từ Tòa án quân sự này đến làm nhiệm vụ tại Tòa án quân sự khác sau khi thống nhất với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Như vậy, việc luân chuyển Thẩm phán giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý Tòa án được thực hiện để phục vụ yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ.

Trân trọng!

Thẩm phán Tòa án nhân dân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thẩm phán Tòa án nhân dân
Hỏi đáp Pháp luật
Tuyên thệ của Thẩm phán khi được bổ nhiệm từ ngày 01/01/2025 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Có mấy ngạch Thẩm phán? Thẩm phán có bao nhiêu bậc?
Hỏi đáp Pháp luật
03 hành vi bị nghiêm cấm trong công tác bảo vệ Thẩm phán từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, bổ sung thêm những việc Thẩm phán Tòa án nhân dân không được làm?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện để bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân từ 01/01/2025 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẩm phán phải từ chối tham gia giải quyết phá sản hoặc bị thay đổi trong những trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, Thẩm phán Tòa án nhân dân bị cách chức trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đủ 45 tuổi trở lên mới được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/1/2025, độ tuổi tối thiểu để trở thành Thẩm phán Tòa án nhân dân là bao nhiêu?
Hỏi đáp pháp luật
Áo choàng xét xử của Thẩm phán Tòa án nhân dân được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thẩm phán Tòa án nhân dân
2,307 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thẩm phán Tòa án nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thẩm phán Tòa án nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào