Hành vi dùng tiền Việt Nam để làm thành hoa đem bán thì có bị phạt vi phạm hành chính không?
Hành vi dùng tiền Việt Nam để làm thành hoa đem bán thì có bị phạt vi phạm hành chính không?
Căn cứ tại khoản 3, khoản 4 Điều 31 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam, như sau:
Vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sao chụp, in ấn, sử dụng bố cục, một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, chi tiết, hoa văn của tiền Việt Nam không đúng quy định của pháp luật
...
Theo đó, hành vi dùng tiền Việt Nam để làm thành hoa đem bán bị phạt vi phạm hành chính khi:
- Phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam để làm thành sản phẩm
- Sao chụp, in ấn, sử dụng bố cục, một phần hoặc toàn bộ hình ảnh chi tiết hoa văn của tiền Việt Nam để làm thành sản phẩm
Như vậy, hành vi dùng tiền Việt Nam để làm thành hoa đem bán nhưng tiền không bị hư hại, không bị giảm giá trị hoặc mất giá trị sử dụng và người mua vẫn có thể sử dụng được những tờ tiền Việt Nam đó trong giao dịch hằng ngày thì hành vi dùng tiền Việt Nam để làm thành hoa sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính.
Hành vi lấn chiếm vỉa hè để bán hoa có quy định cấm bán hàng để bán hoa thì bị phạt tiền bao nhiêu?
Tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định về xử phạt hành vi bán hàng rong, bán hàng hóa nhỏ lẻ trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều này;
b) Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.
...
Như vậy, khi bán hoa trên vỉa hè có quy định cấm bán hàng thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Hành vi dùng tiền Việt Nam để làm thành hoa đem bán thì có bị phạt vi phạm hành chính không? (Hình ảnh từ Internet)
Trưởng công an cấp xã có thẩm quyền xử lý hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường để bán hoa không?
Căn cứ tại điểm g khoản 4 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm đ khoản 26 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
...
4. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
...
g) Điểm a khoản 1, điểm đ khoản 2 Điều 12;
h) Khoản 1, khoản 2 Điều 15;
i) Điều 18; khoản 1 Điều 20;
k) Điểm b khoản 3 Điều 23;
l) Khoản 4 Điều 31; khoản 1, khoản 2 Điều 32; khoản 1 Điều 34;
m) Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 6 Điều 47; điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều 49; điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 53; khoản 1 Điều 72;
n) Khoản 1; điểm a, điểm b khoản 2; khoản 3 Điều 73.
...
Như vậy, trưởng Công an cấp xã có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?