Đề xuất: Nghệ sĩ nhân dân tương đương với trình độ tiến sĩ? Điều kiện chung đối với người dự tuyển tiến sĩ là gì?
Đề xuất: Nghệ sĩ nhân dân tương đương với tiến sĩ?
Ngày 6/3, tại buổi làm việc với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội đề xuất cơ chế đặc thù cho các giảng viên có danh hiệu NSƯT, NSND được tính tương đương học vị thạc sĩ, tiến sĩ để phù hợp ngành nghề đào tạo.
PGS.TS Nguyễn Đình Thi - Hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội cho hay Nhà trường đề xuất NSND được tính tương đương tiến sĩ, nhưng đề xuất này không phải để giảng viên hưởng chế độ hay đào tạo sau Đại học mà chỉ để có cơ sở xác định chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm và mở ngành đào tạo.
Báo cáo tại buổi làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa - Giáo dục, người đứng đầu Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội cho biết, trong thực tiễn triển khai chính sách, pháp luật về đào tạo trình độ tiến sĩ tại đơn vị cũng cho thấy nhiều tồn tại, hạn chế đến từ nguyên nhân chủ quan và khách quan. Với đặc thù là cơ sở đào tạo nghệ thuật nên số lượng nghiên cứu sinh trường tuyển sinh đào tạo hằng năm rất ít.
PGS. TS. Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội - tham gia trong đoàn làm việc của ủy ban này với nhà trường cho biết, ông không đồng tình với đề xuất này, học vị tiến sĩ, thạc sĩ với danh hiệu NSND, NSƯT là hai loại tiêu chuẩn khác nhau không áp dụng thay cho nhau được.
Đề xuất này hiện còn nhiều ý kiến tranh cãi.
Đề xuất: Nghệ sĩ nhân dân tương đương với trình độ tiến sĩ? Điều kiện chung đối với người dự tuyển tiến sĩ là gì? (Hình từ Internet)
Trường đại học giảng dạy chương trình đào tạo chuyên sâu cần có bao nhiêu tiến sĩ?
Theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
Đội ngũ giảng viên và nhân lực hỗ trợ
1. Chuẩn chương trình phải quy định những yêu cầu tối thiểu về số lượng, cơ cấu, trình độ, năng lực, kinh nghiệm của đội ngũ giảng viên và nhân lực hỗ trợ để tổ chức giảng dạy và hỗ trợ người học nhằm đạt được chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.
2. Yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên giảng dạy chương trình đại học, giảng dạy chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7:
a) Giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên, trợ giảng có trình độ đại học trở lên;
b) Có ít nhất 01 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu để chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo;
c) Có ít nhất 05 tiến sĩ có chuyên môn phù hợp là giảng viên cơ hữu để chủ trì giảng dạy chương trình, trong đó mỗi thành phần của chương trình phải có giảng viên với chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy;
d) Có đủ số lượng giảng viên để đảm bảo tỉ lệ sinh viên trên giảng viên không vượt quá mức quy định cho từng lĩnh vực, nhóm ngành hoặc ngành đào tạo.
...
Theo đó, trường đại học giảng dạy chương trình đào tạo chuyên sâu cần có ít nhất 01 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu để chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và có ít nhất 05 tiến sĩ có chuyên môn phù hợp là giảng viên cơ hữu để chủ trì giảng dạy chương trình, trong đó mỗi thành phần của chương trình phải có giảng viên với chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy;
Điều kiện lên trình độ tiến sĩ năm 2023 là gì?
Tại khoản 1 Điều 7 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT quy định về điều kiện chung đối với người dự tuyển tiến sĩ như sau:
- Đã tốt nghiệp thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học hạng giỏi trở lên ngành phù hợp, hoặc tốt nghiệp trình độ tương đương bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam ở một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù phù hợp với ngành đào tạo tiến sĩ;
- Đáp ứng yêu cầu đầu vào theo chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và của chương trình đào tạo tiến sĩ đăng ký dự tuyển;
- Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu; hoặc bài báo, báo cáo khoa học đã công bố; hoặc có thời gian công tác từ 02 năm (24 tháng) trở lên là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ;
- Có dự thảo đề cương nghiên cứu và dự kiến kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa.
Đồng thời, phải đáp ứng thêm những điều kiện sau về năng lực ngoại ngữ:
- Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ được minh chứng bằng một trong những văn bằng, chứng chỉ sau:
+ Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do một cơ sở đào tạo nước ngoài, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài ở Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng nước ngoài;
+ Bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;
+ Có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ quy định tại Phụ lục II của Quy chế này còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ khác tương đương trình độ bậc 4 (theo khung năng ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) do Bộ Giáo dục Giáo dục Đào tạo công bố.
Nếu là người nước ngoài mà đăng ký theo học chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ bằng tiếng Việt thì phải có chứng chỉ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài và phải đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai do cơ sở đào tạo quyết định, trừ trường hợp là người bản ngữ của ngôn ngữ được sử dụng trong chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.
Ngoài những điều kiện trên thì tùy theo đặc điểm của từng lĩnh vực, ngành đào tạo và chương trình đào tạo cụ thể của cơ sở đào tạo mà có thể quy định thêm những điều kiện khác đối với người dự tuyển.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?