Nhà thầu trong hợp đồng dầu khí có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Nhà thầu trong hợp đồng dầu khí có những quyền nào?
Tại khoản 1 Điều 58 Luật Dầu khí 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2023) có quy định về quyền của nhà thầu trong hợp đồng dầu khí như sau:
Quyền của nhà thầu
1. Nhà thầu có các quyền sau đây:
a) Hưởng các ưu đãi và bảo đảm đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Sử dụng các mẫu vật, thông tin, dữ liệu thu được để tiến hành các hoạt động dầu khí;
c) Tuyển dụng người lao động trên cơ sở ưu tiên tuyển dụng người lao động Việt Nam;
d) Thuê tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ dầu khí, hàng hóa phục vụ hoạt động dầu khí theo quy định của Luật này và phù hợp với thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế;
đ) Miễn thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
e) Sở hữu phần sản phẩm dầu khí và các sản phẩm khác khai thác được theo hợp đồng dầu khí sau khi hoàn thành các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; được phép bán chung các sản phẩm này theo từng lần và từng thời điểm xuất bán mà không bị coi là vi phạm pháp luật về cạnh tranh;
g) Xuất khẩu, bán tại thị trường Việt Nam phần sản phẩm thuộc sở hữu theo thỏa thuận trong hợp đồng dầu khí, trừ trường hợp nhà thầu phải thực hiện nghĩa vụ bán tại thị trường Việt Nam theo quy định tại khoản 8 Điều 59 của Luật này. Nhà thầu không cần xin giấy phép xuất khẩu khi xuất khẩu phần sản phẩm thuộc sở hữu;
h) Thu hồi chi phí hoạt động dầu khí theo thỏa thuận trong hợp đồng dầu khí;
i) Tiếp cận, sử dụng đối với hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng, công trình dầu khí sẵn có theo quy định của pháp luật; tiếp cận, sử dụng các cơ sở hạ tầng, công trình dầu khí sẵn có để phục vụ cho việc thực hiện các hoạt động dầu khí thông qua hợp đồng hoặc thỏa thuận với đơn vị chủ sở hữu hoặc quản lý vận hành các cơ sở hạ tầng, công trình dầu khí trên cơ sở bảo đảm lợi ích của các bên phù hợp với quy định của pháp luật;
k) Mua ngoại tệ tại ngân hàng thương mại để thực hiện góp vốn tham gia hợp đồng dầu khí và thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước;
l) Quyền khác theo quy định của Luật này.
.....
Như vậy, nhà thầu trong hợp đồng dầu khí có những quyền như sau:
- Hưởng các ưu đãi và bảo đảm đầu tư;
- Sử dụng các mẫu vật, thông tin, dữ liệu thu được để tiến hành các hoạt động dầu khí;
- Tuyển dụng người lao động trên cơ sở ưu tiên tuyển dụng người lao động Việt Nam;
- Thuê tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ dầu khí, hàng hóa phục vụ hoạt động dầu khí;
- Miễn thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí theo quy định;
- Sở hữu phần sản phẩm dầu khí và các sản phẩm khác khai thác được theo hợp đồng dầu khí sau khi hoàn thành các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
- Xuất khẩu, bán tại thị trường Việt Nam phần sản phẩm thuộc sở hữu theo thỏa thuận trong hợp đồng dầu khí;
- Thu hồi chi phí hoạt động dầu khí theo thỏa thuận trong hợp đồng dầu khí;
- Tiếp cận, sử dụng đối với hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng, công trình dầu khí sẵn có theo quy định của pháp luật;
- Mua ngoại tệ tại ngân hàng thương mại để thực hiện góp vốn tham gia hợp đồng dầu khí và thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước;
- Quyền khác theo quy định.
Nhà thầu trong hợp đồng dầu khí có quyền và nghĩa vụ như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhà thầu trong hợp đồng dầu khí là cá nhân tổ chức nước ngoài có những quyền nào?
Tại khoản 2 Điều 58 Luật Dầu khí 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2023) có quy định về quyền của nhà thầu trong hợp đồng dầu khí như sau:
Quyền của nhà thầu
.....
2. Ngoài các quyền quy định tại khoản 1 Điều này, nhà thầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài có các quyền sau đây:
a) Mở tài khoản tại Việt Nam và nước ngoài theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối;
b) Chuyển thu nhập hợp pháp có được từ hoạt động dầu khí theo quy định của hợp đồng dầu khí ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và quy định khác của pháp luật có liên quan sau khi thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
c) Mua ngoại tệ tại ngân hàng thương mại để thực hiện các giao dịch vãng lai và các giao dịch được phép khác theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
Như vậy, ngoài các quyền như của nhà thầu Việt Nam, nhà thầu trong hợp đồng dầu khí là cá nhân tổ chức nước ngoài có những quyền sau đây:
- Mở tài khoản tại Việt Nam và nước ngoài theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối;
- Chuyển thu nhập hợp pháp có được từ hoạt động dầu khí theo quy định của hợp đồng dầu khí ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và quy định khác của pháp luật có liên quan sau khi thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
- Mua ngoại tệ tại ngân hàng thương mại để thực hiện các giao dịch vãng lai và các giao dịch được phép khác theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
Nhà thầu trong hợp đồng dầu khi có những nghĩa vụ gì?
Theo Điều 59 Luật Dầu khí 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2023) nhà thầu trong hợp đồng dầu khi có những nghĩa vụ như sau:
- Thực hiện các cam kết trong hợp đồng dầu khí.
- Khai, nộp các loại thuế, phí và lệ phí theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Chuyển giao công nghệ; đào tạo, sử dụng người lao động Việt Nam và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh; thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường và bảo đảm an toàn trong hoạt động dầu khí; thực hiện các quy định, hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về định mức chi phí, định mức kinh tế, kỹ thuật.
- Báo cáo hoạt động dầu khí với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và báo cáo cơ quan thuế có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về thuế khi phát sinh nghiệp vụ chuyển nhượng làm thay đổi chủ sở hữu của nhà thầu đang nắm giữ quyền lợi tham gia trong hợp đồng dầu khí tại Việt Nam.
- Cung cấp các tài liệu cần thiết cho đoàn kiểm tra, đoàn thanh tra của cơ quan chức năng khi có yêu cầu.
- Thu dọn các công trình dầu khí, thiết bị, phương tiện sau khi kết thúc hoạt động dầu khí theo quy định của pháp luật.
- Bán tại thị trường Việt Nam khi Chính phủ yêu cầu đối với các sản phẩm sau đây:
+ Phần khí thiên nhiên thuộc sở hữu của nhà thầu trên cơ sở thỏa thuận tại các dự án phát triển khai thác khí;
+ Phần dầu thô thuộc sở hữu của nhà thầu theo giá cạnh tranh quốc tế.
- Chuyển tiền góp vốn vào tài khoản chung do người điều hành hoặc văn phòng điều hành của người điều hành mở tại Việt Nam để thực hiện chi trả phục vụ hoạt động dầu khí theo quy định của hợp đồng dầu khí.
- Chia sẻ việc sử dụng cơ sở hạ tầng, công trình dầu khí sẵn có với bên thứ ba trên cơ sở các hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa các bên với điều kiện không làm ảnh hưởng đến hoạt động dầu khí, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế.
- Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học, tìm kiếm thăm dò và khai thác khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên khác ngoài dầu khí trong diện tích hợp đồng dầu khí phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam trên nguyên tắc không cản trở hoạt động dầu khí và không gây thiệt hại đối với con người, tài sản, môi trường.
- Tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ dầu khí, hàng hóa phục vụ hoạt động dầu khí trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả và phù hợp với quy định của hợp đồng dầu khí; báo cáo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về việc tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ dầu khí, hàng hóa phục vụ hoạt động dầu khí.
- Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?